Thực Đơn Giảm Cân: tháng 6 2014

giamcan24h

Nguyên nhân và cách phòng chống béo phì ở trẻ

Bệnh béo phì ngày càng tấn công trẻ em vì đời sống nâng cao nhưng lại đi kèm với lối sống thiếu khoa học. Bệnh béo phì ở trẻ em là tình trạng dư thừa mỡ dự trữ của cơ thể hoặc dư thừa toàn bộ trọng lượng mỡ cơ thể. Dưới đây là nguyên nhân và cách phòng ngừa béo phì cho bé nhà bạn.

Nguyên nhân gây nên béo phì ở trẻ em:

+ Mức sống của gia đình cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng béo phì của trẻ, cụ thể ở các nước phát triển các gia đình có mức sống thấp tỷ lệ béo phì tăng. Ngoài ra, một số ít trường hợp cho thấy rằng, con út, con một hay dễ bị béo phì hơn cả. Còn ở nước ta qua điều tra cho thấy tỷ lệ béo phì ở thành phố cao hơn ở nông thôn, ở nội thành cao hơn ở ngoại thành. 
beo-phi-o-tre-em

Nguyên nhân gây nên béo phì ở trẻ

+ Di truyền: nếu bố mẹ mắc bệnh béo phì thì con cái họ sẽ có khả năng mắc bệnh gấp 4 – 8 lần so với người bình thường.

+ Sai lầm trong cách chăm sóc chế độ dinh dưỡng của trẻ: cho trẻ ăn quá nhiều chất béo, đồ ăn nhanh, nước soda, ăn quá nhiều thức ăn trong ngày khiến dư thừa calo, ăn vặt nhiều….

+ Trẻ lười vận động, ham thích trò chơi điện tử, xem tivi.

+ Do ảnh hưởng của tâm lí: những trẻ bị trầm cảm, stress, có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao hơn các trẻ bình thường.

+ Số lượng thức ăn quá nhiều so với nhu cầu. Thành phần các chất trong thức ăn không cân đối: nhiều mỡ, đường, ít rau quả.

+ Cân nặng lúc sinh trên 4 kg.

+ Trẻ ngủ nhiều cũng là một yếu tố nguy cơ.

Dấu hiện nhận biết trẻ bị bệnh béo phì:

+ Chỉ số khối của cơ thể (Body Mass Index BMI):
BMI = (P (kg))/(h2 (m) )
BMI của trẻ thay đổi theo tuổi, ta có thể so sánh với bảng chỉ số BMI và % của trung tâm phòng và kiểm soát bệnh tật của Mỹ cho trẻ từ 2 – 20 tuổi nếu 85% – 95% nguy cơ cho trẻ quá cân, trên 95% là béo phì.

+ Đo chiều dày nếp gấp da ở cơ nhị đầu, tam đầu, trên mào chậu…

+ Cân nặng của trẻ so với cân nặng của trẻ bình thường theo hằng số sinh học cùng tuổi > +3SD.

+ Xác định khối lượng mỡ của cơ thể.

+ Tính cân nặng lý tưởng so với chiều cao (Ideal Body Weight for Height):  IBWH= (P đo được)/(p trung bình so với chiều cao ) x 100. Béo phì khi IBWH > 120%

Cách phòng tránh bệnh béo phì ở trẻ em:

beo-phi-o-tre-em

Phòng ngừa bệnh béo phì ở trẻ em

+ Để phòng ngừa bệnh thường gặp này ở trẻ nên hạn chế ăn vặt và các đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ … hãy cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, cho trẻ uống nước hoa quả hoặc ăn hoa quả tươi thay cho việc trẻ uống các loại nước ngọt có gas.

+ Không để trẻ quá đói khiến trẻ ăn nhiều hơn vào bữa ăn sau, có thể cho trẻ ăn làm nhiều bữa mỗi bữa ăn một số lượng vừa phải.

+ Tránh việc khuyến khích, khen thưởng trẻ bằng các đồ ăn vì làm thế dễ khiến trẻ cảm thấy đó là điều thú vị và luôn cố gắng để được khen thưởng “đồ ăn”, dễ gây béo phì.

+ Hãy cùng trẻ tập thể dục thể thao, rủ trẻ cùng giúp bạn làm việc nhà, chơi với trẻ thay cho việc để trẻ chỉ ngồi một chỗ chơi điện tử hay xem tivi, điều này giúp trẻ vui vẻ khỏe mạnh hơn, giảm các chứng bệnh trầm cảm, stres, lười vận động …

Xem Thêm:

0 nhận xét:

Thực đơn giảm cân cấp tốc trong 2 tuần

Thực đơn giảm cân cấp tốc trong 2 tuần dưới đây sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho cân nặng của bạn. Để tực hiện phương pháp này một cách hiệu quả nhất các bạn nên làm theo các bước sau:

- Bắt đầu ngày mới với 1 vài miếng hoa quả mọng nước như cam hoặc bưởi và 1 đến 2 quả trứng luộc.


- Uống nước giữa các bữa ăn. Nếu cảm thấy đoí thì uống trà xanh và ăn hoa quả mọng nước.

- Chỉ nên ăn 3 bữa 1 ngày.

- Bữa cuối ăn trước 7 giờ tối.

Thực đơn giảm cân cấp tốc trong 2 tuần:

Tuần thứ nhất:

Các bữa sáng trong 2 tuần gồm 2 quả trứng luộc, 1 quả cam hoăc quýt hoặc bưởi.

Ngày 1:

+ Bữa trưa: hoa quả các loại
+ Bữa tối: thịt gah hoăc thịt bò luộc, 1 đĩa to salad

Ngày 2:

+ Bữa trưa: gà luộc ,1 đĩa nhỏ salad rau xanh
+ Bữa tối: 2 quả trứng luộc, 1 quả cam

Ngày 3:

+ Bữa trưa: pho mát ít béo, 1 lát bánh mì nâu nướng, 1 quả cà chua
+ Bữa tối: thịt gà, 1 đĩa salad to

Ngày 4:

+ Bữa trưa: hoa quả các loại
+ Bữa tối: thit gà ,1 đĩa salad to

Ngày 5:


Loại bỏ bệnh béo phì với món salad lành mạnh

+ Bữa trưa: 2 trứng luộc, rau luộc các loại
+ Bữa tối: cá nướng hoăc hấp, 1 đĩa to salad, 1 ít bưởi

Ngày 6:

+ Bữa trưa: hoa quả các loại
+ Bữa tối: thit bò hoặc thịt gà,1 đĩa to salad

Ngày 7:

+ Bữa trưa: thịt gà , rau luộc các loại, salad cà chua, 1 ít bưởi
+ Bữa tối: rau luộc các loại

Thực đơn giảm cân cấp tốc tuần thứ 2:

Ngày 2:

+ Bữa trưa: thịt bò hoăc thịt gà, 1 đĩa salad to
+ Bữa tối: 2 quả trưng luộc,1 đĩa to salad rau

Ngày 2:



+ Bữa trưa: 2 trúng luộc, rau luộc các loại
+ Bữa tối: cá hấp,1 đĩa salad to, 1 ít bưởi

Ngày 3:

+ Bữa trưa: thịt bò hoặc thịt gà, 1 đĩa to salad
+ Bữa tối: 2 trứng luộc , 1 đĩa salad rau sống, 1 quả cam

Ngày 4:

+ Bữa trưa: 2 trứng luộc, pho mát ít béo,rau luộc các loại
+ Bữa tối: thịt gà hoặc thịt bò, 1 đĩa salad to

Ngày 5:

+ Bữa trưa: cá với salad
+ Bữa tối: 2 trứng luộc, 1 đĩa to salad

Ngày 6:

+ Bữa trưa: thịt bò hoặc thịt gà, 1 đĩa to salad
+ Bữa tối: hoa quả các loại

Ngày 7:

+ Bữa trưa: thịt gà hoặc thịt bò, rau luộc các loại, 1 ít bưởi
+ Bữa tối: giống bữa trưa

0 nhận xét:

Tư vấn cách giảm cân nhanh nhất trong 3 ngày

Hỏi: Mong chuyên gia tư vấn cho em cách giảm cân nhanh nhất trong 3 ngày giúp eo thon hơn để em kịp mặc chiếc đầm bó sát vừa mua,  vì chỉ còn 3 ngày nữa là đến ngày cưới của chị em rồi. Xin cảm ơn chuyên gia nhiều thật nhiều ạ !
(Nhật Thanh - Đống Đa, Hà Nội)
Tư vấn của chuyên gia:

Xin chào bạn, đối với những người béo phì thì chắc hẳn trong 3 ngày không thể lấy lại thân hình như ý dù dùng cách nào đi nữa. Nhưng trong trường hợp của bạn chỉ muốn giảm cân nhanh để có được vòng eo thon gọn như ý thì có thể.
cach-giam-can-nhanh-nhat-trong-3-ngay

Cách giảm cân nhanh nhất trong 3 ngày với chế độ ăn hợp lý

Một chế độ ăn uống hợp lí với các thực đơn được nghiên cứu kỹ lưỡng sẽ giúp bạn loại bỏ mỡ thừa ở vùng eo đáng ghét đó :

Cách 1: Thực đơn giảm cân nhanh nhất trong 3 ngày

Ngày thứ 1:

Bữa sáng: 1 đĩa mì xào rau các loại + 1 quả táo + 1 ly nước chanh muối. Giữa buổi sáng uống thêm 1 ly cà phê không đường. 
Bữa trưa: 1 chén cơm + 1 chén canh bí đao + 1 đĩa rau kho quẹt + 1 khúc cá hấp. Uống 1 ly nước ép cà rốt. Giữa bữa trưa ăn thêm 1 quả táo. 
Bữa tối: 1 chén cơm + 1 chén canh trứng nấu cà chua + 1 đĩa cà rốt luộc + uống 1 ly trà xanh.

Ngày thứ 2:

- Bữa sáng: Ăn một cái bánh mì nướng cùng hai quả trứng luộc, uống 1 ly cà phê đen không đường. Giữa buổi sáng ăn nửa quả bưởi tươi.
- Bữa trưa: Ăn 1 chén cơm + cá thu kho cà chua + 1 đĩa salad rau trộn các lại. Uống 1 ly nước chanh muối. Giữa buổi chiều ăn 1 một quả táo, uống 1 ly nước ép bưởi. 
- Bữa tối: 1 đĩa cà tím luộc + 1 chén cơm + 1 đĩa thịt kho tiêu. Uống 1 ly trà xanh, ăn thêm dưa hấu tráng miệng. Nhớ ăn tối trước 19h và tuyệt đối không được ăn khuya.

Ngày thứ 3:
cach-giam-can-nhanh-nhat-trong-3-ngay-1

Trà xanh giảm cân trong 3 ngày - Benhthuonggap.org

Bữa sáng: 1 đĩa rau luộc + 1 tô mì + 1 quả lê. Uống 1 ly trà xanh hoặc cà phê. Giữa buổi sáng ăn nửa quả bưởi.
Bữa trưa: 1 chén thịt bò kho + 1 chén cơm + nửa quả bưởi. Kèm theo 1 ly sữa chua đá. Giữa buổi chiều uống 1 ly nước ép bưởi.
Bữa tối: Ăn 1 tô hủ tiếu + 1 đĩa rau sống + 1 ly nước ép bí đao. Nhớ ăn trước 7h tối, tránh ăn khuya. 

Cách 2:  Thực đơn giảm cân trong 3 ngày kiểu chuyên gia
Bữa ăn để giảm cân trong vòng ba ngày cần phải tuân theo những nguyên tắc nghiêm ngặt và thời gian thực hiện chặt chẽ.

Ngày 1:

Bữa sáng: 1 cốc cà phê đen hoặc trà xanh, 1 quả trứng gà, nửa quả chuối.
Bữa trưa: 1 cốc sữa chua hoặc cá rán,  8 cái bánh quy
Bữa tối: 2 lát thịt bò rán, 1 bát canh, nửa củ cà rốt, nửa quả chuối.

Ngày 2:

Bữa sáng: 1 quả táo, 30g pho mát, 5 cái bánh quy, trà đen hay cà phê.
Bữa trưa: 1 quả trứng luộc, 1 lát bánh mì khô.
Bữa tối: 1 chén cá ngừ, 1 chén cà rốt, 1 chén bông cải trắng, 1 chén dưa leo và nửa tách kem vani.

Ngày 3:

cach-giam-can-nhanh-nhat-trong-3-ngay-2.jpg

Sữa chua trộn giảm cân nhanh nhất trong 3 ngày

Bữa sáng: 1 chén sữa chua trộn hoa quả tươi
Bữa trưa:  1 quả cà chua, rau xà lách, 1 quả dưa chuột,  2 miếng pho mát.
Bữa tối: Thịt gà nướng, 1 ly sinh tố cà chua.

Cách 3:  Giảm cân nhanh trong 3 ngày với cà chua

Thực đơn giảm cân trong 3 ngày với cà chua sẽ rất tốt trong việc giảm mỡ bụng giúp bạn lấy được số đo vòng 2 như ý và bạn sẽ thật quyến rũ trong chiếc đầm bó sát kia.

+ Bữa sáng: sử dụng 2 quả cà chua luộc chín rồi trộn với rau sống để ăn.
+ Bữa trưa: sử dụng cà chua trộn với ớt ngọt, chanh và dầu ô liu làm thành món salat.
+ Bữa tối: bạn làm món salad cà chua với chanh, rất tốt cho việc giảm mỡ bụng.

Cách 4: Giảm cân nhanh với rau xanh

Bí quyết giảm cân chính là bạn nên ăn nhiều rau xanh, củ quả, hạn chế đồ béo và từ bỏ thói quen nhấm nháp, ăn vặt mọi lúc mọi nơi. Hạn chế ăn fastfood, không ăn khi không cảm thấy thực sự đói.Bạn cũng cần uống 2-3 lít nước lọc một ngày để giúp cơ thể có đủ lượng nước đào thải chất cặn bã và độc tố ra ngoài ( độc tố tích tụ quá nhiều trong cơ thể cũng là nguyên nhân khiến mỡ khó bị phân hủy khi luyện tập hoặc ăn kiêng). Hạn chế uống các loại nước có ga.

- Trà xanh:  Uống 6 cốc mỗi ngày (50ml – cách 4 giờ/lần) giúp đẩy nhanh sự hòa tan các chất trong máu, oxy hóa chất béo, giúp ngăn chặn mỡ tích tụ ở bụng dưới, giảm béo nhanh. Không bị nếp nhăn da bụng.

- Sữa chua:  Ăn 1 ngày 3 lần (sau bữa sáng, trước bữa trưa và buổi tối trước khi ngủ).

- Bưởi:  Ép lấy nước cốt (khoảng 50ml) giàu vitamin C, giàu vi lượng trung hòa protid, đạm, chất béo và đường trong mỡ.

Chúc bạn thành công với 4 cách giảm cân trên!

Xem thêm:

0 nhận xét:

Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì?

Bệnh tiểu đường kiêng gì? Rượu bia, thức ăn sẵn, trái cây khô, mật ong, bánh kẹo là những thực phẩm mà người tiểu đường nên tránh nếu không muốn làm tình trạng bệnh nặng hơn. Theo các chuyên gia, cần có sự hiểu biết chính xác về thực phẩm, bởi vì chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp tới người bị bệnh tiểu đường và làm thay đổi lượng đường trong máu.

Đái tháo đường, còn gọi là bệnh tiểu đường hay Bệnh dư đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.


Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư…

Dưới đây là những thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường nên tránh:

Mật ong

Mật ong là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của con người, mật ong có thể làm giảm bớt táo bón, đẹp da… Nhưng mật ong có chứa đến 40% hàm lượng đường và đường mật ong khiến cơ thể dễ dàng hấp thụ trực tiếp, do vậy, bệnh nhân tiểu đường cành tránh mật ong càng nhiều càng tốt.

Nước trái cây

Thực tế, các loại trái cây giàu chất xơ rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường nhưng nước trái cây thì ngược lại. Nước ép trái cây chứa nhiều dinh dưỡng hơn so với soda và các đồ uống có đường khác, nhưng các loại nước ép chứa hầu hết lượng đường có trong trái cây, do đó nếu uống nhiều nước trái cây sẽ làm lượng đường trong máu tăng nhanh chóng.

Trái cây khô


Thực tế trái cây khô có chứa chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng nhưng nó lại có hàm lượng đường tự nhiên rất cao, khiến lượng đường trong máu của người bị bệnh tiểu đường càng tăng cao. Vì vậy, người bị bệnh tiểu đường nên tránh trái cây khô.

Gạo

Gạo trắng là một thực phẩm chủ yếu trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nhưng đối với những người mắc bệnh tiểu đường, gạo trắng có thể làm bệnh tiểu đường của họ trầm trọng hơn vì nó làm cho hàm lượng đường trong máu tăng nhanh hơn. Do vậy, người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn gạo lứt và các loại thực phẩm ngũ cốc vì chúng làm giảm dần lượng đường glucose trong máu.

Đường mía

Nguyên nhân bệnh tiểu đường sẽ giúp bạn biết nên tránh đường múa, vì vị ngọt của nó sẽ làm tăng lượng đường huyết trong máu. Mặc dù nó làm giảm cơn khát, nhưng nó chứa chủ yếu là glucose, fructose và sucrose, cung cấp cho cơ thể. Đây là những thực phẩm có hại cho bệnh tiểu đường, vì vậy bệnh nhân cần xem xét một cách cẩn thận trước khi ăn.

Thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn

Các loại thức ăn nhanh, chế biến sẵn như khoai tây chiên, mì gói, bánh rán, bánh ngọt… thường có nhiều chất béo trans. Chất béo trans làm tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh tiểu đường. Người mắc bệnh tiểu đường nên lựa chọn những thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như cá hồi, các loại hạt, bơ, dầu ô liu hay dầu thực vật.

Chất béo và kẹo


Chất béo và kẹo cần được hạn chế nếu bạn đang mắc căn bệnh tiểu đường. Chất béo có thể khiến lượng đường trong cơ thể tăng đột biến và làm bạn tăng cân. Đối với bệnh nhân tiểu đường thì kẹo làm loại thực phẩm cấm kỵ hàng đầu, bởi chúng có quá nhiều đường.

Sữa

Đối với các bệnh nhân tiểu đường thì các chế phẩm từ sữa như sữa béo, kem, pho mát,… là những thực phẩm cấm kỵ. Do đó, người bị bệnh tiểu đường nên chọn sữa tách béo, pho mát có hàm lượng chất béo thấp.

Rượu

Khi bệnh nhân uống rượu và ăn một số thức ăn có đường thì lượng đường trong máu lập tức tăng cao không khống chế được. Còn khi thường xuyên uống rượu mà không ăn thức ăn thì làm chậm quá trình phân giải đường nguyên chất ở gan, làm lượng đường trong máu giảm xuống, xuất hiện triệu chứng đường máu thấp. Vì vậy, bạn nên hạn chế uống rượu cho dù bạn có bị bệnh tiểu đường hay không và người bị tiểu đường thì càng nên tránh uống rượu.

Bỏng ngô

Các chuyên gia chỉ ra rằng, bỏng ngô không thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường, vì bỏng ngô là loại thực phẩm giàu tinh bột, cộng với chiên, nên càng cần cấm kỵ trong chế độ ăn uống của người bị bệnh tiểu đường.

Bên cạnh bệnh thủy đậu đang ngày một phức tạp thì bạn cũng không nên coi nhẹ các benh thuong gap khác như bệnh sởi, bệnh tiểu đường, bệnh vảy nến, bệnh quai bị, bệnh trĩ....Hãy truy cập website http://benhthuonggap.org để trang bị cho mình những thông tin cần thiết về các loại bệnh giúp bảo vệ sức khỏe chính mình và người thân nhé. Chúc bạn luôn vui khỏe!

0 nhận xét:

Bệnh vảy nến da đầu kiêng gì và có lây không?

Thưa bác sĩ, bệnh vảy nến da đầu kiêng ăn gì và có lây không ? Những tiếp xúc thông thường với người bệnh vảy nến như: ngồi cạnh nhau, bắt tay, ăn chung bát đũa hay ngủ cùng giường thì có bị lây bệnh không? Em xin hỏi thêm là bệnh vảy nến có chữa được không ạ?
(Thu Hằng - Vinh, Nghệ An)

Bệnh vảy nến da đầu kiêng gì?

Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý người bệnh vẩy nến cần phải lưu ý một số loại thực phẩm cần hạn chế nếu không muốn tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn:

benh-vay-nen-da-dau-co-lay-khong

Người bệnh vảy nến da đầu cần kiêng rượu bia...

- Rượu bia: vì độ cồn là đòn bẩy cho phản ứng thoái biến các loại chất đạm có tác dụng sinh dị ứng. Hơn nữa, tiến trình giải độc rượu của gan bị trì trệ rất nhiều ở người có cơ địa vảy nến.

- Đường: Giảm lượng đường trắng đã qua tinh chế cũng như frutose, đường từ ngô, mật ong và các chất làm ngọt khác. Hạn chế nước hoa quả ngọt và các loại hoa quả chứa nhiều đường.

- Tránh những thức ăn có men , các loại nước ngọt, trà đậm, cà phê thuốc lá, không ăn các chất cay nóng, mỡ heo, hạn chế ăn các loại chiên xào, các chất kích thích như ớt, tiêu...

- Bệnh vảy nến là gì? Khi mắc bệnh vảy nến bạn nên kiêng thịt, sữa, trứng: vì chứa nhiều arachidon là chất xúc tác cho phản ứng viêm tấy không chỉ ngoài da, mà trong khớp, trên thần kinh ngoại biên…

- Tránh tiếp xúc với tia cực tím càng nhiều càng tốt, tránh mất ngủ, stress, không nên sử dụng thuốc uống, chích hoặc bôi có chất Corticoid mà không có chỉ định của BS.

- Tránh dùng những đồ nướng, rán: thịt, đậu, cá nướng rán vì có nhiều gốc tự do có thể làm tái phát bệnh vẩy nến, khiến cho quá trình điều trị vảy nên kéo dài thời gian hơn dự tính.

- Kiêng thức khuya, kiêng căng thẳng thần kinh, stress.

Người bệnh vẩy nến da đầu không nên sử dụng dầu gội thông thường, BS sẽ chọn lựa dầu gội thích hợp cho da đầu của bạn.

benh-vay-nen-da-dau-co-lay-khong

Bệnh vảy nến da đầu không có khả năng lây lan

Theo các chuyên gia, bệnh vảy nến và các rối loạn liên quan tới da xuất phát từ một siêu dị ứng với các sản phẩm gluten, có trong lúa mạch, yến mạch. Ngoài da, pho mát cũng là một nguyên nhân khiến bệnh vảy nến trở nên trầm trọng hơn. Theo đó, những người bị bệnh vảy nến cần tránh hoàn toàn thực phẩm có chứa gluten và bổ sung dầu cá nhiều hơn.

Bệnh vảy nến thực chất là một phản ứng tự miễn dịch và di truyền được từ mẹ  sang con. Bệnh vảy nến da đầu về cơ bản là một bệnh dị ứng gây ra do hệ miễn dịch tự tấn công chính nó. Bệnh đến nay chưa điều trị khỏi hoàn toàn, bệnh phải được theo dõi và đánh giá thường xuyên, định kỳ của bản thân người bệnh và thầy thuốc chuyên khoa


Xin giải đáp thắc mắc của bạn là bệnh vảy nến da đầu không lây nhưng chữa không hết. Vảy nến nói chung không phải là một bệnh truyền nhiễm, bệnh không phải gây ra do vi khuẩn hay virus hoặc nấm nên không có khả năng lây lan. Do đó bạn có thể yên tâm khi ngồi cạnh, bắt tay, ăn chung hay ngủ cùng giường với người bị bệnh vảy nến da đầu.

Chế độ sinh hoạt điều trị bệnh vảy nến da đầu:

- Khác với bệnh thủy đậu ở trẻ em chúng ta kiêng tắm còn với bệnh này cần tắm mỗi ngày để loại bỏ vẩy bám trên da. Tránh nước quá nóng, xà bông quá mạnh làm da thêm khô ngứa. Lau da nhẹ nhàng tránh gây tổn thương thêm.

- Tránh làm tổn thương da, tránh kì cọ, côn trùng cắn, nhiễm vi khuẩn và vi rút, cháy nắng, stress, rượu và tăng cân.
benh-vay-nen-da-dau-co-lay-khong

Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm để cải thiện tình trạng bệnh

- Ngay sau khi tắm, da còn hơi nước, thoa các loại kem làm ẩm da. Mùa lạnh khô, cần thoa kem làm ẩm da nhiều lần trong.

- Tránh gãi chỗ ngứa. Giữ da ấm.

- Tránh nhiễm khuẩn: Đặc biệt là nhiễm khuẩn tai mũi họng.

- Người bệnh nên giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, giữ tâm trạng thoải mái, không mặc cảm. Tránh tâm trạng bất an, bi quan quá lo buồn để tránh tái phát.

Nên lạc quan với căn bệnh thường gặp này: do bệnh lành tính và phổ biến, khoa học tiến bộ không ngừng trong việc tìm ra nguyên nhân đích thực của bệnh và hàng năm đều ra đời các thuốc và phương pháp chữa bệnh mới có hiệu quả hơn. Hãy tin tưởng rằng trong tương lai không xa bệnh vẩy nến sẽ có các đột phá mới. Chúc bạn sống vui và khỏe mỗi ngày!

0 nhận xét:

Bệnh quai bị ở trẻ em nên kiêng gì?

Bệnh quai bị là gì? Dân gian thường gọi là bệnh má chàm bàm. Quai bị là bệnh nhiễm trùng của các tuyến nước bọt, tuyến sản xuất ra nước bọt giúp tiêu hoá thức ăn. Đây là bệnh lành tính nhưng rất lây. Nếu như không được chủng ngừa, gần như đa số các trẻ khi tiếp xúc với cộng đồng sẽ mắc bệnh quai bị.

Bệnh quai bị thường tự khỏi nhưng có nhiều trường hợp không chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng rất đáng tiếc như viêm não, viêm màng não, đặc biệt là vô sinh và hiện nay chưa có thuốc đặc trị.


Vậy đâu là nguyên nhân của bệnh ?

Bệnh do siêu vi trùng paramyxovirus gây ra. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân. Tại miền nam Việt Nam bệnh thường xuất hiện từ tháng 10 kéo dài đến tháng 6 năm sau và cao điểm từ tháng 12 đến tháng 3 – 4. Tuổi mắc bệnh thường là tuổi bắt đầu đi học (sau 3- 5 tuổi) khi trẻ tiếp xúc với môi trường nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học.

Vậy bệnh quai bị ở trẻ em nên kiêng gì?

- Cách ly người bệnh khoảng 2 tuần từ khi phát hiện bệnh.

- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác phòng tránh lây nhiễm bệnh cho người khác.

- Kiêng chỗ đông người vì dễ lây lan qua những giọt nước li ti của bệnh nhân.

- Hạ sốt, hạ thân nhiệt cho bệnh nhân bằng khăn ấm.

- Hạ sốt cho trẻ bằng khăn ấm khi trẻ bị quai bị

- Vệ sinh răng miệng, uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng để chống khô miệng và tránh để vi khuẩn có môi trường thuận lợi phát triển


- Bệnh quai bị kiêng gì, khi mắc bệnh quai bị cần kiêng nước lạnh, kiêng gió.

- Nghỉ ngơi, hạn chế vận động (đặc biệt là khi phát hiện tinh hoàn có hiện tượng sưng đau).

- Ăn đa dạng các loại rau xanh và hoa quả tươi, giúp bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể giúp tăng khả năng miễn dịch.

- Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi, đắp lên vùng bị sưng để tránh bị nhiễm độc.

- Giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ.

- Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa nhưng vẫn phải đầy đủ chất dinh dưỡng. Không ăn đồ nếp, cá mè, cá chép.

- Trong trường hợp sốt cao liên tục, không hạ sốt được hoặc thấy xuất hiện biến chứng cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

Bệnh quai bị là một trong số những bệnh thường gặp ở trẻ, tuy không nguy hiểm như một số bệnh khác nhưng nếu không có biện pháp chữa trị đúng và kiêng kị đầy đủ thì bệnh có thể kéo theo các biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, đặc biệt là vô sinh.

0 nhận xét:

Triệu chứng và biểu hiện của bệnh tiểu đường

Nếu xuất hiện các dấu hiệu như khát nước quá mức, sụt cân, mệt mỏi, mờ mắt, vết thương lâu lành...thì có thể chẩn đoán đây là triệu chứng bệnh tiểu đường. Bạn cần phát hiện càng sớm càng tốt để có cách chữa trị giúp giảm thiểu tối đa các vấn đề sức khỏe và các biến chứng phức nguy hiểm và phức tạp.

Tiểu đường là một căn bệnh có thể từ từ đến gần xuất hiện mà không hề có một sự cảnh báo trước nào. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Có những dấu hiệu cảnh báo rõ ràng cho căn bệnh tiểu đường hưng họ thường bỏ qua hoặc nhầm lẫn với những vấn đề khác.


Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là căn bệnh có nhiều biến chứng và tử vong cao.

Dưới đây là những triệu chứng và biểu hiện của bệnh tiểu đường:

- Khát nước quá mức bình thường, khô miệng ngay cả sau khi uống nước.

- Mệt mỏi: Tiểu đường khiến bạn mệt mỏi do phải dậy đêm thường xuyên, và do cơ thể bạn phải vật lộn để bù lại lượng đường thiếu hụt. Khi đó bạn sẽ trở nên dễ nổi cáu.

- Nhanh đói: Nếu bạn không tập thể dục nhiều hơn hoặc ăn ít, nhưng lại nhận thấy luôn luôn đói thì rất có thể là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường làm cho glucose đọng lại các tế bào, vì vậy cơ thể của bạn không thể chuyển đổi các thực phẩm bạn ăn thành năng lượng. Điều này, bỏ đói các tế bào và khiến bạn liên tục đói.

- Tiểu nhiều, khát nhiều: Nếu đi tiểu thường xuyên – đặc biệt nếu bạn thường phải thức dậy giữa đêm để đi tiểu, đó có thể là dấu hiệu của tiểu đường. Hai triệu chứng này luôn đi kèm với nhau, và là cách mà cơ thể bạn cố gắng để kiểm soát tình trạng đường trong máu tăng cao..


- Vết thương lâu lành: Nhiễm trùng, vết xước và các chỗ thâm tím không lành nhanh là một dấu hiệu điển hình khác của bệnh tiểu đường. Điều này xảy ra do các mạch máu bị hư hại bởi có quá nhiều glucose di chuyển trong các tĩnh mạch, động mạch. Nó khiến cho máu khó lưu thông đến các vùng khác nhau của cơ thể – một điều cần thiết để vá lành vết thương.

- Giảm cân không kiểm soát: Bạn có thể được vui mừng nhận thấy bạn đã giảm được vài cân mà không cần phải cố gắng. Việc có quá nhiều đường trong máu cũng đẩy nhanh quá trình giảm cân – có thể từ 5 đến 10 cân trong vòng 2-3 tháng vì hoóc môn insulin không đưa được đường glucose vào trong tế bào – nơi nó sẽ được sử dụng làm năng lượng, vì thế cơ thể nghĩ rằng nó đang “đói” và bắt đầu phá hủy các protein của những bó cơ để làm nguyên liệu thay thế.

- Bệnh về da: Da ngứa – có lẽ là kết quả của việc da bị khô hoặc tuần hoàn kém – thường là dấu hiệu của tiểu đường, cùng với các bệnh về da khác như thâm da (quanh cổ hoặc hõm nách). Những người có các dấu hiệu này chắc chắn đã có hiện tượng kháng insulin, dù cho đường máu của họ có thể chưa cao. Vì thế, khi thấy dấu hiệu này, bạn nên đi kiểm tra đường máu


- Nhiễm nấm: Tiểu đường khiến cho cơ thể rất nhạy cảm với các viêm nhiễm, phổ biến là nấm candida và các loại nấm khác. Nấm và vi khuẩn đều sinh sôi mạnh trong môi trường giàu đường. Đặc biệt, phụ nữ cần cảnh giác khi nhiễm nấm candida âm đạo thường xuyên, bởi đó có thể là dấu hiệu bạn bị tiểu đường.

- Mờ mắt: Dư thừa glucose trong máu ảnh hưởng đến mắt và sản xuất một loại đường tên là sorbitol gây cản trở tầm nhìn của bạn.

- Ngứa ran hoặc đau ở bàn chân hoặc bàn tay: Đây là dấu hiệu của bệnh lý thần kinh ngoại vi, một điều kiện gây ra bởi tổn thương dây thần kinh của bạn. Không ai biết chính xác lý do tại sao căn benh thuong gap này lại gây ra bệnh lý thần kinh, hoặc cho dù đó là kết quả của quá nhiều đường, dư thừa insulin, hoặc một thay đổi chuyển hóa. 

- Dễ bị cảm lạnh và cúm: Các hệ thống miễn dịch suy yếu làm cho vết cắt và vết bầm tím lâu lành cũng có thể làm cho bạn dễ bị tổn thương và dễ bị cảm lạnh và cúm.

Muốn kiểm tra tiểu đường, bạn cần làm vài xét nghiệm, trong đó có xét nghiệm đường máu vào buổi sáng khi chưa ăn gì. Nếu đường máu vượt quá 126 mg/dL trong hai lần, nghĩa là bạn đã bị tiểu đường. Nếu từ 100 đến 125 mg/dL, bạn bị coi là tiền tiểu đường. Nhỏ hơn 99mg/dL là bình thường.

Xem thêm:

0 nhận xét: