Bà bầu mắc bệnh quai bị có ảnh hưởng đến thai nhi?

giamcan24h

Bà bầu mắc bệnh quai bị có ảnh hưởng đến thai nhi?

Tôi thắc mắc bị quai bị khi mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi không, có gây biến chứng gì nguy hiểm không và tôi cần làm gì để mau khỏi bệnh khi không được uống thuốc? Khi xuất hiện triệu chứng đau ở vùng gần mang tai tôi đi khám thì được biết là mắc bệnh quai bị nhưng hiện tại tôi đang mang thai ở tháng thứ ba. 

(Nguyễn Thùy Vân - Cần Thơ)

Chào bạn, chúng tôi xin giải đáp một số thắc mắc cho bạn như sau:

Quai bị do một paramyxovirus gây ra. Quai bị lây lan thành đợt dịch nhỏ, chủ yếu trẻ em trong độ tuổi 5-15 tuổi. Khả năng lây lan ít hơn sởi và thủy đậu. Khoảng 95% người lớn có miễn dịch (kháng thể bảo vệ).


Sau 2-3 tuần ủ bệnh, sẽ xuất hiện viêm tuyến mang tai (đau khi nhai nuốt, đau ở góc hàm) và kéo dài trong 2-3 ngày. Nhiệt độ có thể lên 400C. 30% các trường hợp quai bị không có triệu chứng. Ở người lớn có thể xảy ra viêm tinh hoàn và buồng trứng.

Virut quai bị là “virut có tính hòa tan tế bào”, nó có thể gây viêm nhiễm buồng trứng, đồng thời làm cho tế bào trứng bị phá hủy, thậm chí có thể lây nhiễm sang thai nhi thông qua nhau thai.

Thời điểm bà bầu dễ mắc chứng quai bị là vào tuần thứ 12-16 của thai kỳ. Khi ấy, nhóm bà bầu này có nguy cơ sảy thai (hậu quả từ việc sốt, ốm kéo dài khi thai phụ mắc bệnh).

bi-quai-bi-khi-mang-thai

Bị quai bị khi mang thai có nguy hiểm không?

Hiện nay, chưa có tài liệu nào chứng minh quai bị ở mẹ có thể gây dị tật cho thai nhi. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều bác sĩ thì những bà mẹ bị quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng còn bị quai bị trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.

Sau khi thai phụ bị nhiễm virus quai bị 2-3 tuần (hoặc lâu hơn) thường phát bệnh nhanh, thường xuất hiện các triệu chứng bệnh quai bị giống như cảm cúm: sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau cổ họng, amidan sưng to nhưng đặc trưng là một hoặc hai bên amidan sưng to, lấy tai làm trung tâm lan tỏa ra phía trước, sau và phía dưới, ấn thấy đau, đồng thời đạt mức cao điểm từ 2 – 3 ngày, kéo dài khoảng 5 – 7 ngày.

Bị quai bị khi mang thai có thể để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm do đó tốt nhất bạn nên có biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời.

Phòng tránh bệnh quai bị khi mang thai

Tốt nhất, trước khi lên kế hoạch mang bầu, bạn nên tiêm phòng quai bị. Bác sĩ khuyến cáo, bạn không nên đợi đến khi mang thai mới tiêm phòng quai bị. Bởi vì vacxin phòng quai bị có chứa virus sống, chúng có khả năng xâm nhập vào thai nhi. Tương tự, bạn cũng nên tránh mang thai ít nhất một tháng sau khi tiêm phòng chứng bệnh này.

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh tiếp xúc với những người mắc (hoặc đang nghi mắc) quai bị để tránh lây nhiễm.

Bệnh quai bị có lây không? Virus quai bị có khả năng lây lan khi người bệnh ho hoặc hắt hơi do đó khi mang thai bạn hãy thật cẩn thận đối với những người mang virut quai bị. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào khẳng định, quai bị gây dị tật cho thai nhi.

Khi bị quai bị khi mang thai bạn cần làm gì?

Bạn nên ăn đồ ăn mềm, lỏng như: soup, sữa bò, mì sợi, thực phẩm bột, uống nhiều nước và nghỉ ngơi hợp lý cũng giúp bạn dễ chịu nếu mắc phải quai bị.

Khi có dấu hiệu ốm sốt kèm với triệu chứng sưng viêm quai hàm, bạn nên nhanh chóng đi khám. Tuy chưa có loại thuốc nào chữa quai bị, nhưng bác sĩ sẽ giảm thiểu những triệu chứng khó chịu cho bạn như sốt, sưng quai hàm…

Ngoài ra, bạn cần giữ gìn vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, dự phòng vi khuẩn tiếp tục viêm nhiễm và nhớ súc miệng sau mỗi bữa ăn.

Một điều bạn cần hết sức lưu ý là khi mắc căn benh thuong gap này trong thai kỳ, bạn không nên tự ý dùng thuốc điều trị, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh. Tốt nhất, bạn hãy trao đổi cụ thể với bác sĩ về vấn đề này, thăm khám thường xuyên và làm các xét nghiệm để kiểm tra quá trình phát triển của thai nhi. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách giữ sức khỏe cũng như những kiêng cữ khi mắc bệnh. 

Author

Tác giả Zim Violet

Tiền đang ở ngay trước mắt mình đó thôi! Tận dụng đi!!

0 nhận xét: