Thực Đơn Giảm Cân: tháng 8 2014

giamcan24h

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh viêm gan B

Bạn cần biết nên ăn gì và kiêng gì bởi thiếu dinh dưỡng thì gan không làm việc được, thừa dinh dưỡng thì gan sẽ khó loại thải các chất dư thừa. Những người bị bệnh viêm gan B luôn phải cần trọng trong ăn uống và một chế độ ăn uống hợp lý là một phần rất quan trọng đối với việc hỗ trợ điều trị bệnh.

Chế độ ăn uống hằng ngày của người bệnh gan nên chia ra nhiều bữa để cơ thể hấp thu tốt hơn, ăn uống điều độ, đúng giờ

Năng lượng: Đảm bảo 1600-1700Kcal/ngày (30-35Kcal/kg/ngày).Trong đó:

- Chất đạm: 1 - 1,5g/kg thể trọng.

- Chất béo: 15 - 20%.

- Chất bột đường: 300 - 400g/ngày.

Những thực phẩm người bị bệnh viêm gan B nên kiêng:

- Người bị bệnh gan nên tránh các loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt như thịt đỏ (bò, heo, cừu…), gan, huyết, rau lá xanh (rau cải xoong, rau bina, cải xoăn…), lúa mạch, yến mạch…trong quá trình điều trị Interferon. Tránh nấu ăn bằng nồi sắt hoặc dùng thuốc bổ có chất sắt.

che-do-an-uong-cho-nguoi-benh-viem-gan-b

Hạn chế chất béo như bơ và mỡ động vật

- Người bị bệnh gan mãn tính nên có chế độ ăn ít chất béo như các món rán, bơ mỡ động vật, hay nội tạng động vật

- Không dùng nhiều gia vị, rượu, bia, chất kích thích...

- Không nên ăn những thực phẩm lạ dễ gây dị ứng, tránh ăn thực phẩm ôi thiu, các chất phụ gia độc hại, phẩm màu tổng hợp, các chất bảo quản thực phẩm.

- Khi ốm cần sử dụng thuốc thì phải hỏi ý kiến thầy thuốc để bảo đảm rằng loại thuốc đó không gây độc cho gan. Thêm nữa, phải giữ gìn vệ sinh thực phẩm để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm. Vì gan là cơ quan có chức năng chính là xử lý và đào thải chất độc cho cơ thể, nên khi bị ngộ độc thực phẩm gan sẽ phải làm việc nhiều hơn, có thể đẩy nhanh thêm quá trình tổn thương ở gan.

Viêm gan B lây qua đường nào? Bệnh lây qua đường tình dục và đường máu chứ không lây qua đường ăn uống nên nếu có  người trong gia đình nhiễm virut viêm gan B thì vẫn có thể ăn chung và sinh hoạt chung.

Những thực phẩm tốt cho người bị bệnh viêm gan B:

- 50% protein trong ngày là do ngũ cốc cung cấp. Vì vậy một ngày bạn nên ăn thêm 200g hoặc 100g thịt, trứng và một cốc sữa là đủ

- Trong sữa bò có protein rất tốt cho người bệnh gan. Tuy nhiên chất béo trong sữa bò lại thuộc loại chất béo khó tiêu hóa. Vì vậy đối với những người gan yếu mỗi ngày chỉ nên uống một cốc sữa

- Nên ăn các loại đạm ít béo như thịt gà nạc, lợn nạc …

che-do-an-uong-cho-nguoi-benh-viem-gan-b

Trứng rất tốt cho người bị bệnh gan mãn tính

-Trứng cũng là một thực phẩm rất tốt cho những người bị bệnh gan mãn tính vì trong lòng trắng trứng có chứa methionin, eytein, eystin là các acid amin bảo vệ gan. Lòng đỏ trứng chứa nhiều chất béo nhưng chất béo này rất tốt cho gan. Vậy nên, nếu bạn không bị dị ứng với trứng, thì cách một ngày bạn ăn một quả trứng sẽ rất tốt cho gan của bạn

- Các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho gan.Vì thế nên dùng rau củ và trái cây tươi, mềm, ít xơ, nhiều ngọt để cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất

- Mỗi ngày nên ăn ít nhất một loại rau có màu xanh đậm và một loại rau có màu cam (cà rốt, cà chua, bí đỏ...). Trái cây giàu Viatmin C như cam, quýt…

- Nên dùng dầu thực vật, dàu mè, dầu đậu nành

- Nên ăn những món hấp, luộc

- Uống nhiều nước mỗi ngày

Một số món ăn hỗ trợ điều trị viêm gan B

Theo Đông y, bệnh nhân nhiễm viêm gan siêu vi B biểu hiện với các triệu chứng như vàng da, vàng mắt, đau vùng hạ sườn… là một dạng của bệnh gan. Người bị viêm gan cần ăn uống đầy đủ, không nên quá kiêng cữ để duy trì tình trạng sức khỏe, giúp phục hồi tốt chức năng gan.

Canh đậu nành nấu cải trắng khô

Đậu nành 60g, cải trắng khô 45g, nhân trần 30g, uất kim (dái nhỏ của củ nghệ vàng) 9g, chi tử (quả dành dành) 6g,.

Đậu nành ngâm mềm và cải trắng khô nấu canh để ăn. Ngoài ra, nấu nhân trần và các loại dược liệu nói trên với 500ml nước, sắc còn 300ml, dùng để uống riêng vào buổi sáng và tối.

Tác dụng giúp thanh nhiệt khử thấp, thoái hoàng, thích hợp cho loại viêm gan lây nhiễm do virus.

Cháo rau má

Rau má tươi 100g, đậu xanh 50g, gạo tẻ 50g. Rau má rửa sạch cắt nhỏ, gạo, đậu xanh vo sạch cho vào nồi với lượng nước vừa đủ để nấu thành cháo nhừ. Cho tiếp rau má vào, nấu sôi lại vài phút. Ăn nóng lúc đói bụng với ít muối hoặc đường.

Món này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thích hợp với người bị viêm gan B cấp tính.

Rau má và đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.

Canh trứng gà nấu câu kỷ, táo đỏ

Câu kỷ tử 30g, táo đỏ 20g, trứng gà 2 quả, nước 300ml. Nấu đến khi trứng chín. Vớt trứng ra, bỏ vỏ rồi cho vào chung với đường đỏ, nấu đến khi đường tan. Chia 1-2 lần, ăn trứng uống canh. Cách 2 ngày ăn một lần..
Món canh này có tác dụng bổ tỳ vị, bổ thận, trừ thấp, thích hợp dùng cho người bị bệnh viêm gan mạn tính.

Canh ba ba với khoai mài (hoài sơn), nhãn nhục

Hoài sơn 20g, nhãn nhục 20g, ba ba 1 con.

Dùng nước luộc ba ba rồi mới làm sạch, bỏ bộ lòng, rửa sạch. Cho ba ba (còn mai) cùng với hoài sơn, nhãn nhục vào nồi đất, thêm nước, ninh bằng lửa vừa, đến khi ba ba chín mềm, nêm nếm gia vị vừa ăn là được.
Tác dụng giúp ích khí dưỡng huyết, tiêu ung tán kết, rất tốt cho những người mắc bệnh thường gặp về gan như gan bị xơ cứng, viêm gan mạn tính.

Cháo gạo lứt, hải sâm

che-do-an-uong-cho-nguoi-benh-viem-gan-b

Những người bị viêm gan B mạn tính nên ăn cháo gạo lứt hải sâm

Gạo lứt 80g, hải sâm 40g, cải cúc (hoặc cải bẹ xanh) 40g, táo đỏ 8 trái.

Gạo lứt vo sạch, hải sâm ngâm mềm, cải cúc rửa sạch, cắt nhỏ, táo đỏ rửa sạch, bỏ hột. Nấu gạo thành cháo nhừ, cho các nguyên liệu vào nấu thêm với lửa nhỏ vài phút. Ăn nóng lúc đói bụng.

Món cháo này thích hợp với người bị viêm gan B mạn tính, cơ thể suy nhược, ăn ngủ kém.

Canh táo đỏ nấu đậu phộng

Táo đỏ, đậu phộng, đường phèn mỗi thứ 30g. Cho đậu phụng vào nồi đất trước, thêm nước, dùng lửa vừa ninh 20 phút. Táo đỏ bỏ hột, cho vào nồi đất ninh chung với đậu phụng, ninh thêm 20 phút, thêm vào đường phèn vào, ninh tiếp 5 phút là ăn được. Dùng mỗi tối trước khi ngủ, liên tục 30 ngày.

Món ăn này có tác dụng thông tỳ ích khí, khử thấp giải độc, dùng cho viêm gan cấp và mạn tính, xơ cứng gan.

Canh thịt heo nạc nấu nấm rơm

Nấm rơm tươi 200g, thịt heo nạc 200g.
Nấm rơm tươi rửa sạch, cắt miếng, bỏ chung vào nồi đất, thêm nước, dùng lửa vừa ninh đến khi thịt nạc chín mềm, thêm gia vị vừa miệng. Dùng ăn trong bữa cơm.

Món này có ác dụng giúp tư âm nhuận táo, kiện vị bổ tỳ, dùng cho chứng viêm gan mạn tính.

Cháo nhân trần

Nhân trần cao 50g, gạo tẻ 100g, đường trắng vừa đủ.

Dùng 600ml nước để sắc nhân trần trong 30 phút. Sắc 2 lần, hợp 2 lần nước lại, bỏ bã lấy nước đổ vào trong nồi, cho gạo tẻ vào, dùng lửa nhỏ hầm thành cháo, thêm đường trắng, trộn đều để ăn.
Món cháo này giúp thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, thoái hoàng, thích hợp dùng cho người bị viêm gan vàng da lây nhiễm cấp tính, tiểu tiện khó, bí tiểu.

Ngoài ra để phòng chống bệnh viêm gan B ở trẻ sơ sinh bạn có thể tiêm phòng vacxin viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh, điều này dựa trên những bằng chứng quốc tế tốt nhất có được và thông qua tham vấn với các chuyên gia toàn cầu.

0 nhận xét:

Điều trị và chăm sóc trẻ bị tim bẩm sinh

Bệnh tim bẩm sinh bao gồm các dị tật của buồng tim, van tim, vách tim và các mạch máu lớn, xảy ra ngay từ lúc còn ở thời kỳ bào thai. Theo thống kê của các chuyên gia về bệnh tim bẩm sinh trên thế giới thì tần suất bệnh tim bẩm sinh vào khoảng 0,7 – 0,8%, không phân biệt chủng tộc, màu da, trình độ phát triển kinh tế, văn hoá xã hội… Tỷ lệ tử vong chung của bệnh tim bẩm sinh là 5 – 10% tổng số người mắc bệnh, đa số xảy ra trong 2 năm đầu đời.

Bệnh tim bẩm sinh cũng như hầu hết các bệnh khác đều liên quan rất nhiều đến yếu tố nội tại, di truyền cũng như yếu tố ngoại lai.

1. Các dấu hiệu của bệnh tim bẩm sinh

Sốt cao;

Bú (ăn) kém hơn hoặc bỏ bú (ăn), nôn ói, sặc, tiêu chảy;

Trẻ bứt rứt vật vã, liên tục quấy khóc hoặc mệt lả, li bì, lơ mơ;

Thở nhanh, thở khó, lồng ngực bị rút lõm, ho nhiều và tiết nhiều đàm nhớt;

Da xanh tái hoặc tím nhiều hơn vã mồ hôi nhiều, chi lạnh…

2. Một số bệnh tim bẩm sinh thường gặp và cách điều trị


Còn ống động mạch

Ống động mạch tồn tại trong thời kỳ bào thai và sẽ đóng lại trong vòng 2 tuần đến 1 tháng đầu sau khi trẻ ra đời. Trường hợp sau thời gian trên mà ống không đóng lại gọi là dị tật còn ống động mạch. Thường hay gặp ở trẻ sơ sinh non tháng. Phương pháp điều trị dùng thuốc trong những ngày đầu mới sinh hoặc can thiệp bít dụng cụ hoặc phẫu thuật thắt ống động mạch.

Thông liên thất, thông liên nhĩ

Tồn tại lỗ thông bất thường trên vách ngăn giữa hai buồng tâm nhĩ và/ hoặc hai buồng tâm thất. Lựa chọn phương pháp điều trị tuỳ thuộc vào vị trí giải phẫu và kích thước của lỗ thông. Đối với các lỗ thông kích thước rất nhỏ có thể theo dõi định kỳ, các lỗ thông kích thước lớn hơn cần đóng lỗ thông bằng can thiệp dụng cụ hoặc phẫu thuật vá lỗ thông.

Hẹp eo động mạch chủ

Vị trí eo động mạch chủ có thể hẹp bất thường gây cản trở tim bơm máu đi nuôi cơ thể. Điều trị phẫu thuật cắt bỏ chỗ hẹp rồi nối lại bằng đoạn mạch nhân tạo hoặc can thiệp nong bóng hoặc đặt stent vị trí hẹp eo.

Bất thường van tim

Một số trẻ sơ sinh bị bệnh hở van tim 2 lá, hẹp van tim hoặc teo tịt van bẩm sinh cần điều trị được bằng can thiệp hoặc phẫu thuật.

Tứ chứng Fallot

Là dị tật bao gồm 4 bất thường tim bẩm sinh gây ra tình trạng máu nuôi cơ thể là máu pha trộn, trẻ có triệu chứng tím với các mức độ khác nhau từ khi sinh ra. Trẻ có thể được điều trị phẫu thuật sửa chữa trong những tháng đầu sau sinh.

Hội chứng thiểu sản thất trái

Là dị tật tim bẩm sinh trong đó buồng thất trái rất nhỏ không thực hiện được chức năng. Nếu không được phẫu thuật trẻ có thể tử vong trong vài tuần đầu sau sinh.

3. Một số điều lưu ý khi chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh

Về dinh dưỡng cho trẻ

Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh dễ bị suy dinh dưỡng do bú kém, biếng ăn, cộng thêm tình trạng nhiễm trùng hô hấp tái phát nhiều lần khiến sự dung nạp thức ăn kém hơn bình thường (do ruột yếu vì bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu oxy) trong khi nhu cầu năng lượng lại cao nên các bà mẹ cần được bác sĩ tư vấn về dinh dưỡng cho trẻ.

Nhìn chung, nên cho bé bú sữa mẹ, bú nhiều cữ trong ngày nhưng mỗi cữ bú không nên kéo dài quá. Nếu trẻ đã ăn dặm thì cũng nên cho ăn từng ít một, ăn nhiều lần tuỳ theo khả năng tiêu hoá của trẻ, ăn thức ăn dễ tiêu;

Sau khi cho trẻ bú nên bế đứng trẻ áp vào vai mẹ vài phút và vỗ nhẹ vào lưng để trẻ ợ hơi trước khi đặt nằm xuống. Sau mỗi lần bú nên đặt trẻ nằm nghiêng để nếu có bị ọc thì sữa không tràn vào mũi gây sặc;

Nếu trẻ không bú được (sinh non, có tật ở miệng, có bệnh nên mệt…) có thể vắt sữa mẹ cho uống, số lượng sữa trung bình trong ngày bằng 15% trọng lượng cơ thể;

Đối với những trẻ lớn nếu cần có chế độ ăn lạt thì phải tuân theo lời dặn của bác sĩ;

Cho trẻ uống đủ nước.

Vấn đề sinh hoạt của trẻ

Khi mắc căn bệnh thường gặp này tránh để trẻ quấy khóc, bú hoặc ăn quá no, chơi đùa lâu, rặn khi đi tiêu do táo bón… vì có thể làm cho tăng nhu cầu oxy, khiến trẻ có thể mệt, khó thở, tím tái nhiều hơn;

Nên cho trẻ nằm đầu cao chếch 45 độ, nhất là khi trẻ đang mệt, khó thở. Tránh các tác nhân kích thích như tiếng động lớn, ánh sáng chói, tã ướt, bụng đói… để trẻ được nghỉ ngơi yên tĩnh, ngủ ngon giấc;

Khi trời gió lạnh phải mặc ấm cho trẻ, trời nóng bức thì mặc đồ thoáng mát để trẻ được thoải mái;

Rửa tay sạch trước khi cho trẻ bú, ăn. Mẹ nhớ lau kỹ vú, nhất là đầu vú bằng nước ấm trước khi cho trẻ bú sữa mẹ;

Những người đang bị cảm cúm, nhiễm trùng không nên tiếp xúc hoặc chăm sóc trẻ;

Đồ dùng cho trẻ phải vệ sinh sạch sẽ;

Tái khám định kỳ để kiểm tra thể lực và tâm lý cho trẻ. Trẻ cũng cần phải chủng ngừa theo lịch tiêm chủng quốc gia như những trẻ bình thường;

Chú ý giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ;

Trước khi nhổ răng, cắt amidan, giải phẫu hoặc khi bị các vết thương có chảy máu phải báo cho bác sĩ biết để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng.

4. Một số câu hỏi thường gặp khi có trẻ bị tim bẩm sinh


Trẻ được phẫu thuật sửa chữa dị tật tim bẩm sinh ở lứa tuổi nào?

Tuỳ từng loại dị tật tim bẩm sinh. Có những trường hợp yêu cầu phẫu thuật rất sớm ngay trong những tháng đầu sau sinh. Có thể là phẫu thuật sửa toàn bộ hoặc phẫu thuật sửa tạm thời. Trẻ bị tim bẩm sinh cần được theo dõi định kỳ với một bác sĩ tim mạch nhi để có những quyết định điều trị tại những thời điểm phù hợp.

Dị tật tim bẩm sinh có thể được chẩn đoán trước sinh?

Siêu âm tim bào thai có thể phát hiện và chẩn đoán chính xác nhiều dị tật tim bẩm sinh từ mẹ còn đang mang thai.

Có thể phòng ngừa mắc tim bẩm sinh?

Hầu hết các dị tật tim bẩm sinh đều không phòng ngừa được. Tuy nhiên bà mẹ trước khi có ý định sinh con có thể thực hiện một số bước làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh cho con: bổ sung vitamin, chủng ngừa phòng cúm và rubella, gặp bác sĩ để được tư vấn về lối sống, thức ăn và sử dụng thuốc khi mang thai, tránh tiếp xúc với các hoá chất độc hại.

0 nhận xét:

Bị nổi mề đay dị ứng phải làm sao?

Bị nổi mề đay dị ứng phải làm sao? Những hiện tượng ban đầu khi bị nổi mề đay đó là có những vùng da sẩn đỏ, ngứa và khó chịu. Bệnh mày đay là một phản ứng viêm của da, có cơ chế phức tạp, trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học chính là histamin.

Các yếu tố gây bệnh rất đa dạng: thời tiết nóng, lạnh, ánh sáng, tỳ ép, chà xát, phấn hoa, bụi trong nhà, lông thú, dược phẩm, thức ăn (tôm, cua, mực, nhộng...), chứng táo bón, giun sán, sự suy giảm chức năng thải độc của gan thận.

Mề đay là một phản ứng viêm của da, có cơ chế phức tạp, trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học chính là histamin. Tuy là một bệnh da phổ biến, rất dễ nhận biết nhưng lại khó phát hiện nguyên nhân dù đã làm đầy đủ các xét nghiệm. Có nhiều yếu tố gây bệnh (bên trong, bên ngoài cơ thể, cơ địa) và trên một bệnh nhân, nhiều khi không chỉ có một mà gồm nhiều yếu tố cùng kết hợp.

Phân loại các dạng nổi mề đay:

Mề đay thông thường: bệnh bắt đầu đột ngột, rầm rộ ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể với những triệu chứng nổi mề đay như sẩn phù có màu hồng, đặc biệt rất ngứa và có thể hợp lại thành mảng có giới hạn rõ lan rộng khắp người. Sau vài phút hay vài giờ thì lặn mất, không để lại dấu vết. Phát ban có thể lặn ở chỗ này và nổi ở chỗ khác.


Nổi mề đay cấp tính: xảy ra đột ngột và biến mất nhanh sau vài giờ hoặc vài ngày, hay gặp ở người trẻ và nguyên nhân thường gặp là do thức ăn hoặc thuốc.

Nổi mề đay mãn tính: kéo dài trên 6 tuần, đa số là tự phát (vô căn), trường hợp này phải dựa vào những nghiên cứu thật công phu, tỉ mỉ mới có thể tìm được nguyên nhân. Thuốc chống dị ứng chỉ giải quyết được triệu chứng tạm thời. Muốn điều trị hiệu quả thì cái chính là phải tìm cho ra nguyên nhân, đôi khi không mấy dễ dàng.

Mề đay mạn tính bao gồm: mề đay vật lý, mề đay do thuốc, mề đay mạn tính không rõ nguyên nhân. Mề đay vật lý được xác định qua tiền sử và các bài kiểm tra kích thích. Mề đay do thuốc được xác định bằng các bài kiểm tra khi mề đay vật lý bị loại trừ. Khi không xác định được nguyên nhân thì người ta xếp vào nhóm mề đay mạn tính không rõ nguyên nhân. Có khoảng 25-45% bệnh nhân bị mề đay mạn tính không rõ nguyên nhân, đây là một bệnh tự miễn.

Da vẽ nổi: còn gọi bị dị ứng nổi mề đay giả. Nếu dùng một vật đầu tù xát nhẹ lên da, vài phút sau, trên mặt da sẽ nổi gồ lên một vệt màu hồng. Có thể đi kèm nổi mề đay.

Phù mạch (còn gọi là phù Quincke): nổi ban đột ngột làm sưng to cả một vùng (mí mắt, môi, bộ phận sinh dục ngoài, niêm mạc...), cho cảm giác căng nhiều hơn ngứa, có thể kèm theo nổi mề đay. Nếu phù ở lưỡi, thanh quản, hầu sẽ gây suy hô hấp, phải xử trí cấp cứu.

Mề đay hay phù Quincke có thể đi kèm với những triệu chứng toàn thân như: sốt, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu và nặng nhất là trụy tim mạch (sốc phản vệ) cần phải xử trí cấp cứu.

Ngoài ra mề đay còn có những dạng khác như: sẩn nhỏ, sẩn - mụn nước hay xuất huyết.

Điều trị bệnh mề đay dị ứng

- Tốt nhất là loại bỏ yếu tố gây bệnh nếu biết.

- Tránh một số thức ăn, một số thuốc có thể gây dị ứng. Tránh các chất kích thích như: gia vị, rượu, trà, cà phê...

Trong cơn cấp:

- Trường hợp gây ngứa, khó chịu nhiều, có thể dùng giấm thanh pha trong nước ấm (1 phần giấm 2 phần nước) để thoa hay tắm.

- Ăn nhẹ, giảm muối.

- Tránh dùng thuốc mỡ kháng histamin (phenergan) thoa vì dễ gây viêm da dị ứng. Mỡ corticoides ít hiệu quả, có thể gây một số tác dụng phụ (nhất là khi thoa trên diện tích quá lớn).

Thuốc corticoides (uống hay tiêm) chỉ nên dùng trong điều trị mề đay cấp, nặng, kèm phù thanh quản. Một số trường hợp nổi mề đay do viêm mạch, mề đay do chèn ép không đáp ứng với các thuốc kháng histamin thông thường, không nên dùng để điều trị mề đay mạn tính tự phát.

Đối với mề đay mãn tính: vì thường có liên quan tới các bệnh lý bên trong nên bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa khám, làm thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.Những hiện tượng ban đầu chính là có những vùng da sẩn đỏ, ngứa và khó chịu. Mề đay là một phản ứng viêm của da, có cơ chế phức tạp, trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học chính là histamin.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các cách chữa mề đay bằng phương pháp dân gian từ lá khế, sơn tra, đu đủ, gừng tươi, cam thảo, mạch nha…sẽ giúp bạn trị dứt điểm bệnh dị ứng nổi mề đay.

Dùng lá khế tươi: Lấy một nắm lá khế tươi, bỏ vào chảo rang cho héo. Canh đến khi lá vẫn còn nóng ở nhiệt độ vừa phải (tránh nóng quá gây bỏng), dùng để chà xát lên những vùng da bị ngứa, bệnh mày đay sẽ lặn dần và bạn sẽ không còn ngứa nữa. Lặp lại vài lần cho đến khi khỏi hẳn thì thôi

Dùng gỗ cây giáng hương: Lấy ít gỗ giáng hương khô, đốt cho tỏa khói. Dùng khói ấy để xông toàn thân. Làm như thế các vết sưng mề đay sẽ lặn hẳn và không bao giờ quay trở lại.

0 nhận xét:

Chế độ dinh dưỡng cho người đau dạ dày

Chế độ dinh dưỡng cho người đau dạ dày luôn được quan tâm hàng đầu. Người bị bệnh dạ dày nên tuân thủ một số quy tắc cơ bản trong khâu ăn uống như tránh các loại thực phẩm gây kích thích niêm mạc (rượu, cà phê, trà xanh,…), các loại thực phẩm có độ a-xít cao (cam, bưởi…), nên ăn thức ăn mềm, không nên ăn quá no, nên nhai kỹ khi ăn...

Dưới đây là những quy tắc ăm uống cho người đau dạ dày: 

Ăn ít các thực phẩm chiên rán

Do các loại đồ ăn này không dễ tiêu hóa nên có thể làm gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Ăn nhiều có thể khiến máu nhiễm mỡ, không tốt cho sức khỏe.

Hạn chế đồ sống, lạnh và thực phẩm kích thích

Đồ ăn sống, lạnh và kích thích mạnh có tác dụng kích thích khá mạnh đối với niêm mạc đường tiêu hóa, nhất là niêm mạc dạ dày nên dễ gây tiêu chảy hoặc viêm dạ dày.

Bổ sung vitamin C

Vitamin C có tác dụng bảo vệ dạ dày nếu tiêu thụ trong mức cho phép và giúp đẩy lùi các trieu chung dau bao tu. Duy trì hàm lượng vitamin C bình thường trong dịch dạ dày có thể phát huy hiệu quả chức năng của dạ dày, bảo vệ bụng và tăng cường sức đề kháng cho dạ dày. Bạn nên bổ sung vitamin C từ các loại rau củ quả.

Thực hiện chế độ ăn uống điều độ


Nghiên cứu cho thấy, ăn uống điều độ đúng giờ, có định lượng sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, hỗ trợ bài tiết tuyến tiêu hóa, có lợi cho tiêu hóa.

Giảm tối đa các thực phẩm ngâm muối

Trong các thực phẩm này chứa muối nên cũng làm cho dạ dày "vất vả" hơn trong khâu xử lý. Hơn nữa, chúng còn chứa một số chất gây ung thư nên bạn càng không nên ăn.

Đúng giờ, định lượng

Bạn cần ăn đầy đủ 3 bữa/ngày và ăn đúng giờ, cho dù đói hay không đói. Tuyệt đối không được để dạ dày quá đói hoặc quá no vì khi đó các axit trong dạ dày sẽ tiết ra, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.

Chọn giờ uống nước

Thời điểm uống nước tốt nhất là lúc ngủ dậy vào sáng sớm và một giờ trước khi ăn. Uống nước ngay sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, càng dễ gây ra chứng đau dạ dày. Uống quá nhiều nước canh cũng sẽ ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn trong và sau bữa ăn.

Chú ý phòng lạnh

Vùng bụng sau khi bị lạnh sẽ khiến chức năng dạ dày kém đi. Vì vậy, những người bị bệnh đau dạ dày càng nên chú ý giữ ấm vùng bụng, đừng để nhiễm lạnh.

Ăn chậm rãi để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày

Khi bạn nhai kỹ, nước bọt cũng sẽ tiết ra nhiều hơn. Điều này rất có lợi cho việc bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Tránh các chất kích thích

Không hút thuốc, bởi vì hút thuốc khiến mạch máu ở bụng bị co lại, ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho tế bào thành dạ dày, khiến sức đề kháng của niêm mạc dà dày giảm. Bạn cũng nên uống ít rượu, ăn ít các món cay như ớt, hạt tiêu… để bảo vệ dạ dày hoạt động tốt nhất có thể.

Những thực phẩm hàng đầu cho người đau dạ dày

Chuối

Dau da day co nen an chuoi? Chuối là thực phẩm hàng đầu thân thiết với dạ dày, chuối có khả năng trung hòa hàm lượng axit vượt ngưỡng cho phép trong dịch dạ dày và giảm nguy cơ viêm tấy, sưng phồng đường ruột.

Ngoài ra, thành phần trong chuối có kali giúp giảm huyết áp, khống chế lượng natri gây tăng huyết áp và làm tổn hại mạch máu. Đặc biệt chất pectin tìm thấy trong chuối là dạng chất xơhòa tan có lợi với người bị rối loạn tiêu hóa mắc các chứng táo bón và tiêu chảy.

Sữa chua

Trong sữa chua có thành phần giúp tăng lượng vi sinh tốt bên trong thành ruột của bạn, hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm bớt triệu chứng khó chịu trong bụng. Các sản phẩm sữa chua nguyên chất, ít hoặc không đường sẽ tốt cho dạ dày hơn các sản phẩm sữa chua nhiều hương liệu và bổ sung nhiều thành phần khác.

Táo

Giống như chuối, táo là nguồn dồi dào chứa pectin có thể thúc đẩy sự hoạt động của dạ dày và đường ruột, giúp cho quá trình bài tiết thuận lợi hơn, cũng rất hữu ích với người bị táo bón.

Để tránh hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải khi chống chọi với các cơn đau dạ dày, bạn có thể làm sinh tố hoặc các món mứt táo yêu thích

Gừng

Gừng như một phương thuốc đơn giản nhất để điều trị tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu. Bạn có thể dùng gừng trực tiếp bằng miếng gừng tươi hoặc kẹo gừng hay thêm gừng trong các tách trà nóng cũng đem lại hiệu quả tương tự.

Thực phẩm thô

Ăn nhiều thực phẩm thô là giải pháp chính trong chế độ dinh dưỡng đối với người bị rối loạn tiêu hóa, các chứng bệnh về dạ dày. Thực phẩm thô hay các loại hạt toàn phần bao gồm gạo lức, nếp lức, bắp, các loại đậu; một số hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt bí còn nguyên lớp màng ngoài của hạt…

Ngoài ra, thực phẩm thô có nhiều chất chống ôxy hóa quan trọng bảo vệ lớp màng tế bào ở thành trong của dạ dày.

Súp


Món súp dinh dưỡng cũng rất tốt cho người đau dạ dày, bạn có thể ăn nhẹ vào bữa tối hay bữa sáng đều được.

Đu đủ

Đau bao tử nên ăn gì? Đu đủ cũng là một loại quả thân thiện với dạ dày. Ăn đu đủ thường xuyên kích thích hệ tiêu hóa, giảm bớt các triệu chứng khó tiêu hoặc điều trị táo bón hiệu quả. Enzyme papain và chymopapain trong đu đủ giúp xoa dịu dạ dày bằng cách thúc đẩy sản sinh các acidic lành mạnh.

Cơm trắng

Nếu dạ dày của bạn có vấn đề, các thực phẩm giàu chất xơ như gạo, bánh mì nướng, hoặc khoai tây luộc sẽ giúp cải thiện tình hình. Các thực phẩm này còn giúp giảm bớt hiện tượng tiêu chảy vì chúng hấp thụ chất lỏng trong dạ dày và tiêu thụ lượng chất xơ cần thiết đào thải ra ngoài.

Ngoài ra, rau thì là có chứa anethole, giúp kích thích hệ bài tiết đẩy mạnh tiêu hóa. Thì là cũng chứa nhiều a xít aspartic, có tác dụng như một chất chống đầy hơi. Bạc hà được sử dụng như liệu pháp điều trị cho chứng khó tiêu, ợ chua, đau bụng và đầy hơi. Bạc hà cũng có thể kích thích cảm giác ngon miệng và chữa chứng buồn nôn cũng như nhức đầu./.

0 nhận xét:

Bà bầu mắc bệnh quai bị có ảnh hưởng đến thai nhi?

Tôi thắc mắc bị quai bị khi mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi không, có gây biến chứng gì nguy hiểm không và tôi cần làm gì để mau khỏi bệnh khi không được uống thuốc? Khi xuất hiện triệu chứng đau ở vùng gần mang tai tôi đi khám thì được biết là mắc bệnh quai bị nhưng hiện tại tôi đang mang thai ở tháng thứ ba. 

(Nguyễn Thùy Vân - Cần Thơ)

Chào bạn, chúng tôi xin giải đáp một số thắc mắc cho bạn như sau:

Quai bị do một paramyxovirus gây ra. Quai bị lây lan thành đợt dịch nhỏ, chủ yếu trẻ em trong độ tuổi 5-15 tuổi. Khả năng lây lan ít hơn sởi và thủy đậu. Khoảng 95% người lớn có miễn dịch (kháng thể bảo vệ).


Sau 2-3 tuần ủ bệnh, sẽ xuất hiện viêm tuyến mang tai (đau khi nhai nuốt, đau ở góc hàm) và kéo dài trong 2-3 ngày. Nhiệt độ có thể lên 400C. 30% các trường hợp quai bị không có triệu chứng. Ở người lớn có thể xảy ra viêm tinh hoàn và buồng trứng.

Virut quai bị là “virut có tính hòa tan tế bào”, nó có thể gây viêm nhiễm buồng trứng, đồng thời làm cho tế bào trứng bị phá hủy, thậm chí có thể lây nhiễm sang thai nhi thông qua nhau thai.

Thời điểm bà bầu dễ mắc chứng quai bị là vào tuần thứ 12-16 của thai kỳ. Khi ấy, nhóm bà bầu này có nguy cơ sảy thai (hậu quả từ việc sốt, ốm kéo dài khi thai phụ mắc bệnh).

bi-quai-bi-khi-mang-thai

Bị quai bị khi mang thai có nguy hiểm không?

Hiện nay, chưa có tài liệu nào chứng minh quai bị ở mẹ có thể gây dị tật cho thai nhi. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều bác sĩ thì những bà mẹ bị quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng còn bị quai bị trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.

Sau khi thai phụ bị nhiễm virus quai bị 2-3 tuần (hoặc lâu hơn) thường phát bệnh nhanh, thường xuất hiện các triệu chứng bệnh quai bị giống như cảm cúm: sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau cổ họng, amidan sưng to nhưng đặc trưng là một hoặc hai bên amidan sưng to, lấy tai làm trung tâm lan tỏa ra phía trước, sau và phía dưới, ấn thấy đau, đồng thời đạt mức cao điểm từ 2 – 3 ngày, kéo dài khoảng 5 – 7 ngày.

Bị quai bị khi mang thai có thể để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm do đó tốt nhất bạn nên có biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời.

Phòng tránh bệnh quai bị khi mang thai

Tốt nhất, trước khi lên kế hoạch mang bầu, bạn nên tiêm phòng quai bị. Bác sĩ khuyến cáo, bạn không nên đợi đến khi mang thai mới tiêm phòng quai bị. Bởi vì vacxin phòng quai bị có chứa virus sống, chúng có khả năng xâm nhập vào thai nhi. Tương tự, bạn cũng nên tránh mang thai ít nhất một tháng sau khi tiêm phòng chứng bệnh này.

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh tiếp xúc với những người mắc (hoặc đang nghi mắc) quai bị để tránh lây nhiễm.

Bệnh quai bị có lây không? Virus quai bị có khả năng lây lan khi người bệnh ho hoặc hắt hơi do đó khi mang thai bạn hãy thật cẩn thận đối với những người mang virut quai bị. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào khẳng định, quai bị gây dị tật cho thai nhi.

Khi bị quai bị khi mang thai bạn cần làm gì?

Bạn nên ăn đồ ăn mềm, lỏng như: soup, sữa bò, mì sợi, thực phẩm bột, uống nhiều nước và nghỉ ngơi hợp lý cũng giúp bạn dễ chịu nếu mắc phải quai bị.

Khi có dấu hiệu ốm sốt kèm với triệu chứng sưng viêm quai hàm, bạn nên nhanh chóng đi khám. Tuy chưa có loại thuốc nào chữa quai bị, nhưng bác sĩ sẽ giảm thiểu những triệu chứng khó chịu cho bạn như sốt, sưng quai hàm…

Ngoài ra, bạn cần giữ gìn vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, dự phòng vi khuẩn tiếp tục viêm nhiễm và nhớ súc miệng sau mỗi bữa ăn.

Một điều bạn cần hết sức lưu ý là khi mắc căn benh thuong gap này trong thai kỳ, bạn không nên tự ý dùng thuốc điều trị, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh. Tốt nhất, bạn hãy trao đổi cụ thể với bác sĩ về vấn đề này, thăm khám thường xuyên và làm các xét nghiệm để kiểm tra quá trình phát triển của thai nhi. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách giữ sức khỏe cũng như những kiêng cữ khi mắc bệnh. 

0 nhận xét:

Lời tiên tri của bà lão mù Vanga về dịch bênh Ebola

Hàng triệu người trên thế giới đã bị thuyết phục bởi những dự đoán chính xác của bà và tin rằng bà sở hữu những năng lực siêu nhiên, nhưng ít ai biết được về những bí ẩn xung quanh khả năng tiên đoán trời phú và cuộc đời nhiều nỗi buồn của bà.

Lời tiên tri của bà lão mù Vanga nói rằng năm 2014 là năm của dịch bệnh "phần lớn loài người sẽ bị mắc chứng bệnh mưng mủ, ung thư da và các loại bệnh khác về da do hậu quả cuộc chiến tranh hóa học”.

Bà lão mù Vanga là ai?

Vanga đã đưa ra rất nhiều lời tiên tri và nhiều trong số đó đã trở thành sự thật, chẳng hạn như vụ tàu ngầm Krusk của Nga chìm dưới nước hay tòa tháp đôi ở Mỹ bị tấn công khủng bố năm 2001,… Năm 2014, khi dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát và nguy cơ lan rộng trên phạm vi toàn cầu thì người ta lại nhớ về lời tiên tri của bà lão mù lòa: “Năm 2014, đa số người dân sẽ bị mụn nhọt, ung thư da và những chứng bệnh khác về da”.

Bà Vanga tên thật là Vangelia Pandeva Dimitrova, là một nhà tiên tri, đồng thời cũng là người chuyên nghiên cứu về thảo dược. Năm 16 tuổi, sau khi bị tai nạn bão cát làm cho mù đôi mắt thì bà Vanga bắt đầu tiên đoán được tương lai. Một nhà tiên tri nói rằng, bà có khả năng tiên tri siêu việt như vậy là do nhận được thông tin từ những hình nhân xa lạ mà người thường không thể nhìn thấy được.


dich-benh-ebola

Nhiều người lo lắng dịch bệnh Ebola và lời tiên tri đang ứng nghiệm

Trong những ngày gần đây, dịch bệnh sốt xuyết huyết Ebola bùng phát gây hoang mang cho người dân trên toàn thế giới. Nhiều người lo sợ rằng lời tiên tri của bà lão mù Vanga đang ứng nghiệm? Mặc dù vậy thì vẫn có điều không đúng trong lời tiên tri này, đó là dịch bệnh virus Ebola không phải bắt nguồn từ chiến tranh hóa học, hay còn có những ẩn chứa khác?

Virus Ebola xuất hiện trở lại hồi tháng 3/2014 tại Guinea, sau đó nhanh chóng lây lan tới Sierra Leone, Liberia và Nigeria. Trong tháng 2 2014 tại các nước Tây Phi, Guinea, Sierra Leone và Liberia đã có những ca bệnh bị nghi ngờ là phát xuất từ bệnh Virus Ebola. Đây là đợt bùng phát virus Ebola tồi tệ nhất trong 40 năm qua, kể từ khi trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh xuất hiện năm 1976 tại Cộng hòa Dân chủ Congo.

Theo Margaret Chan, người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã có 1.201 trường hợp nhiễm vi rút Ebola trong đó có 672 trường hợp tử vong ở Guinea, Liberia và Sierra Leone. Dịch bệnh này bùng phát ở Tây Phi đang lây lan một cách nhanh chóng với tỷ lệ tử vong lên tới 90% và có khả năng vượt ngoài tầm kiểm soát.

Virus Ebola gây tổn thương cho người như thế nào?

Khi xâm nhập vào cơ thể, virus Ebola sẽ tạo ra các cục máu đông nhỏ, hình thành trong dòng máu của bệnh nhân khiến máu lưu thông chậm lại. Những cục máu đông sẽ gây tắc mạch máu, tạo thành những đốm nhỏ trên da và phát triển dần theo tiến trình mắc bệnh. Đến giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ bị chảy máu từ miệng, mắt, tai, mũi và những vết hở trên da. Bệnh nhân sẽ chết do mất quá nhiều máu, suy thận hoặc bị sốc.

Đây không phải là bệnh thương gặp nhưng Virus Ebola tấn công hầu hết các cơ quan và mô trong cơ thể con người, trừ xương và cơ xương, gây suy giảm hệ thống miễn dịch, xuất huyết và dễ khiến người bệnh tử vong.

Vi rút Ebola lây nhiễm sang người như thế nào?

Vi rút Ebola lây truyền từ động vật sang người khi tiếp xúc gần với máu, chất tiết của động vật bị nhiễm. Tại châu Phi, vi rút lây truyền khi người lành tiếp xúc với các động vật như tinh tinh, gôrila, dơi ăn quả, khỉ, linh dương và nhím ốm, chết hoặc các động vật trong rừng nhiệt đới.

Vi rút Ebola lây truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với máu, các chất tiết của cơ thể (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người mắc bệnh, hoặc các vết xước trên da hay niêm mạc của người lành tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm với các chất tiết của người nhiễm vi rút (quẩn áo, ga trải giường nhiễm bẩn hay kim tiêm đã qua sử dụng).

Triệu chứng mắc bệnh do virus Ebola

Người mắc bệnh do virus Ebola thường xuất hiện các triệu chứng sau: sốt đột ngột, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, đau đầu, đau họng. Tiếp theo là các triệu chứng nôn, ỉa chảy, phát ban, suy thận, suy gan. Một số trường hợp bị chảy máu trong nội tạng và chảy máu ngoài. Thời gian ủ bệnh là từ 2 đến 21 ngày.

Làm thế nào để điều trị Ebola?

Bệnh nhân cần được bù nước với các dung dịch điện giải qua đường uống hay truyền tĩnh mạch.Virus Ebola và virus Marburg "người anh em” của nó được lan truyền khi con người tiếp xúc với các chất dịch cơ thể của người hoặc động vật đã bị nhiễm bệnh. Việc điều trị tiêu chuẩn lúc này chỉ bao gồm quản lý nguồn nước và các biện pháp khác để đảm bảo đảm ngăn chặn, cách ly các bệnh nhân và tẩy rửa thanh trùng giữ vệ sinh môi trường xung quanh mà thôi.

Hiện tại, chưa có phương pháp đặc trị cũng như vacxin phòng ngừa dịch bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola gây ra. Do vậy, các nhà chức trách cần nâng cao nhận thức về các yếu tố nguy cơ của bệnh và những biện pháp phòng tránh cho người dân. 

Cách phòng bệnh Ebola

Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh do virus Ebola. Do đó, nâng cao nhận thức về các yếu tố nguy cơ của bệnh và các biện pháp phòng tránh cho người dân hiện là biện pháp duy nhất để giảm số ca mắc và tử vong do virus Ebola.

Bất kỳ trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nào cũng cần được thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc, giảm nguy cơ tử vong.

Người dân nên đến ngay cơ sở y tế nếu sống trong khu vực có dịch bệnh do virus Ebola hay khi tiếp xúc với người nhiễm hay nghi ngờ nhiễm virus Ebola và xuất hiện các triệu chứng của bệnh.

Bộ Y tế khuyến cáo, khi đi du lịch người dân tránh tiếp xúc với người mắc bệnh ngoài da. Nếu khách du lịch đã từng ở nơi có trường hợp mắc mới được thông báo, nên theo dõi thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh đến ngay cơ sở y tế.

Ngoài ra, cần tránh tiếp xúc với các động vật có nguy cơ cao nhiễm virus Ebola tại khu vực có rừng nhiệt đới, không giết mổ động vật nghi ngờ bị nhiễm bệnh. Thịt và tiết canh của động vật nên được nấu chín kỹ trước khi ăn.

Nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu bệnh đầu tiên; nhân viên chăm sóc cho người du lịch trở về từ các vùng bị ảnh hưởng nếu thấy xuất hiện các triệu chứng tương tự cần cân nhắc khả năng có thể bị mắc bệnh do virus Ebola.

Thứ trưởng Long khẳng định, đến nay Bộ Y tế đã cung cấp thông tin và khuyến cáo biện pháp phòng, chống dịch bệnh Ebola để người dân chủ động phòng chống.

0 nhận xét: