Thưa bác sĩ, bệnh vảy nến da đầu kiêng ăn gì và có lây không ? Những tiếp xúc thông thường với người bệnh vảy nến như: ngồi cạnh nhau, bắt tay, ăn chung bát đũa hay ngủ cùng giường thì có bị lây bệnh không? Em xin hỏi thêm là bệnh vảy nến có chữa được không ạ?
(Thu Hằng - Vinh, Nghệ An)
Bệnh vảy nến da đầu kiêng gì?
Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý người bệnh vẩy nến cần phải lưu ý một số loại thực phẩm cần hạn chế nếu không muốn tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn:
Người bệnh vảy nến da đầu cần kiêng rượu bia...
- Rượu bia: vì độ cồn là đòn bẩy cho phản ứng thoái biến các loại chất đạm có tác dụng sinh dị ứng. Hơn nữa, tiến trình giải độc rượu của gan bị trì trệ rất nhiều ở người có cơ địa vảy nến.
- Đường: Giảm lượng đường trắng đã qua tinh chế cũng như frutose, đường từ ngô, mật ong và các chất làm ngọt khác. Hạn chế nước hoa quả ngọt và các loại hoa quả chứa nhiều đường.
- Tránh những thức ăn có men , các loại nước ngọt, trà đậm, cà phê thuốc lá, không ăn các chất cay nóng, mỡ heo, hạn chế ăn các loại chiên xào, các chất kích thích như ớt, tiêu...
- Bệnh vảy nến là gì? Khi mắc bệnh vảy nến bạn nên kiêng thịt, sữa, trứng: vì chứa nhiều arachidon là chất xúc tác cho phản ứng viêm tấy không chỉ ngoài da, mà trong khớp, trên thần kinh ngoại biên…
- Tránh tiếp xúc với tia cực tím càng nhiều càng tốt, tránh mất ngủ, stress, không nên sử dụng thuốc uống, chích hoặc bôi có chất Corticoid mà không có chỉ định của BS.
- Tránh dùng những đồ nướng, rán: thịt, đậu, cá nướng rán vì có nhiều gốc tự do có thể làm tái phát bệnh vẩy nến, khiến cho quá trình điều trị vảy nên kéo dài thời gian hơn dự tính.
- Kiêng thức khuya, kiêng căng thẳng thần kinh, stress.
Người bệnh vẩy nến da đầu không nên sử dụng dầu gội thông thường, BS sẽ chọn lựa dầu gội thích hợp cho da đầu của bạn.
Bệnh vảy nến da đầu không có khả năng lây lan
Theo các chuyên gia, bệnh vảy nến và các rối loạn liên quan tới da xuất phát từ một siêu dị ứng với các sản phẩm gluten, có trong lúa mạch, yến mạch. Ngoài da, pho mát cũng là một nguyên nhân khiến bệnh vảy nến trở nên trầm trọng hơn. Theo đó, những người bị bệnh vảy nến cần tránh hoàn toàn thực phẩm có chứa gluten và bổ sung dầu cá nhiều hơn.
Bệnh vảy nến thực chất là một phản ứng tự miễn dịch và di truyền được từ mẹ sang con. Bệnh vảy nến da đầu về cơ bản là một bệnh dị ứng gây ra do hệ miễn dịch tự tấn công chính nó. Bệnh đến nay chưa điều trị khỏi hoàn toàn, bệnh phải được theo dõi và đánh giá thường xuyên, định kỳ của bản thân người bệnh và thầy thuốc chuyên khoa
Bệnh vảy nến da đầu có lây không?
Xin giải đáp thắc mắc của bạn là bệnh vảy nến da đầu không lây nhưng chữa không hết. Vảy nến nói chung không phải là một bệnh truyền nhiễm, bệnh không phải gây ra do vi khuẩn hay virus hoặc nấm nên không có khả năng lây lan. Do đó bạn có thể yên tâm khi ngồi cạnh, bắt tay, ăn chung hay ngủ cùng giường với người bị bệnh vảy nến da đầu.
Chế độ sinh hoạt điều trị bệnh vảy nến da đầu:
- Khác với bệnh thủy đậu ở trẻ em chúng ta kiêng tắm còn với bệnh này cần tắm mỗi ngày để loại bỏ vẩy bám trên da. Tránh nước quá nóng, xà bông quá mạnh làm da thêm khô ngứa. Lau da nhẹ nhàng tránh gây tổn thương thêm.
- Tránh làm tổn thương da, tránh kì cọ, côn trùng cắn, nhiễm vi khuẩn và vi rút, cháy nắng, stress, rượu và tăng cân.
Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm để cải thiện tình trạng bệnh
- Ngay sau khi tắm, da còn hơi nước, thoa các loại kem làm ẩm da. Mùa lạnh khô, cần thoa kem làm ẩm da nhiều lần trong.
- Tránh gãi chỗ ngứa. Giữ da ấm.
- Tránh nhiễm khuẩn: Đặc biệt là nhiễm khuẩn tai mũi họng.
- Người bệnh nên giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, giữ tâm trạng thoải mái, không mặc cảm. Tránh tâm trạng bất an, bi quan quá lo buồn để tránh tái phát.
Nên lạc quan với căn bệnh thường gặp này: do bệnh lành tính và phổ biến, khoa học tiến bộ không ngừng trong việc tìm ra nguyên nhân đích thực của bệnh và hàng năm đều ra đời các thuốc và phương pháp chữa bệnh mới có hiệu quả hơn. Hãy tin tưởng rằng trong tương lai không xa bệnh vẩy nến sẽ có các đột phá mới. Chúc bạn sống vui và khỏe mỗi ngày!
Xem thêm: > Dấu Hiệu Mắc Bệnh Vảy Nến
0 nhận xét: