Bị bệnh thủy đậu có được tắm không?

giamcan24h

Bị bệnh thủy đậu có được tắm không?

Hỏi: Thưa bác sĩ con tôi bỗng xuất hiện những hồng ban có đường kính vài milimet và sau 1-2 ngày thì xuất hiện nốt đậu. Bác sĩ có thể tư vấn cho tôi khi bị bệnh thủy đậu có được tắm không để tôi có biện pháp chăm sóc con đúng cách.

Tư vấn:

Nhiều cha mẹ cho rằng khi bé bị thuỷ đậu phải tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió nên không tắm, lau rửa cho trẻ. Đây là một sai lầm. Có nhiều trẻ bị biến chứng viêm da bội nhiễm, nặng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết vì không giữ vệ sinh tốt, phó giáo sư Bùi Đức Huy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cho biết.


Thay vào đó, cha mẹ tắm cho con bằng nước ấm, chú ý không tắm lâu như khi trẻ khỏe mạnh.

Bên cạnh đó cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng, súc miệng bằng nước sát trùng. Ban bị phỏng có thể mọc trong miệng vỡ ra, gây bội nhiễm làm trẻ không ăn được. Khi đó nên tư vấn bác sĩ để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ chống lại bệnh tật.

Ngoài ra, chú ý giữ sạch tay và cắt ngắn móng tay. Bệnh thủy đậu ở trẻ em cần phải cho trẻ mang bao tay, xoa bột talc hoặc phấn rôm vô khuẩn khắp người để trẻ đỡ ngứa. Tránh gãi vì gãi làm nốt phỏng bị vỡ, có thể dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn.

Nguy hiểm nếu kiêng tắm khi bị thủy đậu


Một trong các nguyên tắc điều trị thủy đậu là tránh nhiễm trùng, vì thế, kiêng tắm cho trẻ trong những ngày mắc bệnh có khi còn gây thêm sự nguy hiểm cho bệnh nhân, BS Cấn Phú Nhuận, Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương, khuyến cáo.

BS Cấn Phú Nhuận kể, rất nhiều phụ huynh khi đưa con tới khám tại đây khi được hỏi có kiêng cữ gì cho con không đều nhất loạt cho biết, kiêng tắm, kiêng gió và mặc ấm. Đáng tiếc, đó chính là kiểu thương con không đúng cách của các ông bố bà mẹ trẻ hiện nay.

Nhiều trẻ đến viện, khi vén áo lên thăm khám, các mụn bị vỡ ra, loang hết cả một vùng vì mặc nhiều quá. Nhiều trẻ, nhễ nhại mồ hôi vì bố mẹ che chắn kỹ lưỡng.

Các phụ huynh tin vào cái gọi là kinh nghiệm dân gian, nên cứ con bị bất cứ bệnh ngòai da nào là nhất loạt kiêng nước, kiêng gió, kiêng cả ánh mặt trời như thế. Họ không biết rằng, nếu không tắm, lại mặc cho trẻ quá nhiều quần áo để tránh gió, chính là tạo thêm cơ hội cho các ổ virus lan rộng.

TS Nhuận nói, bệnh thủy đậu là một bệnh ngòai da lành tính, kéo dài khoảng 15 ngày. Nếu chữa trị kịp thời và đúng cách, bệnh hoàn toàn khỏi. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp không chỉ ở trẻ mà bệnh thủy đậu ở người lớn cũng gặp phải những tai biến đáng tiếc như nhiễm khuẩn huyết, co giật, viêm màng não. Lý do chỉ có một: không giữ vệ sinh sạch sẽ.

Quan điểm tránh gió và tránh nước cho trẻ là quan điểm dân gian lạc hậu. Vì đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho trẻ trong trường hợp này rất cần thiết. Vì thế, có thể tắm cho trẻ trong phòng kín, nhanh, bằng nước sạch, vừa tạo tâm lý thoải mái, vừa làm được vệ sinh cho trẻ.

Việc cho trẻ ở trong phòng kín không có ánh nắng mặt trời, gió trời cũng không tốt. Tốt nhất, nên luôn để trẻ sống trong một không khí thoáng đãng, tất nhiên tránh gió lộng và nắng gắt.

Không nên xoa cho trẻ phấn rôm, phấn thơm với ý nghĩ làm cho vùng da đó mát hơn. Nếu có, chỉ bôi thuốc sát trùng lên những vẩy hoặc mụn to nhất. Bác sĩ có thể cho các cháu uống một ít thuốc an thần để cháu dễ ngủ, khỏi quấy và gãi vì ngứa.

Theo TS Nhuận, trong thời gian bé bị thủy đậu, việc chính là giữ gìn vệ sinh cho bé như cắt móng tay và giữ sạch, không để trẻ gãi, tránh nhiễm trùng da và lây lan sang các vùng khác, bé khác. Mặc quần áo rộng và nhẹ.

Author

Tác giả Zim Violet

Tiền đang ở ngay trước mắt mình đó thôi! Tận dụng đi!!

0 nhận xét: