Bệnh quai bị là gì? Quai bị là một bệnh nhiễm virus của các tuyến nước bọt, nhất là tuyến mang tai chạy dọc theo góc hàm ở phía trước và bên dưới mỗi tai. Nó thường xuất hiện trong các trường hợp cá nhân rải rác, mặc dù có dịch bệnh địa phương thường xuyên ở trẻ em. Vậy bạn đã biết gì về bệnh quai bị?
Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do một loại siêu vi thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Biểu hiện của bệnh là sốt và sưng, đau một hoặc nhiều tuyến nước bọt. Thường gặp ở tuyến nước bọt mang tai, đôi khi có thể viêm ở tuyến nước bọt dưới lưỡi hoặc tuyến dưới hàm trên. Bệnh thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân- hè, tuy nhiên bệnh có thể xảy ra quanh năm kể cả vào mùa thu- đông. Bệnh thường phát triển thành dịch ở những tập thể đông đúc như nhà trẻ, trường học.
Tại tỉnh ta, 6 tháng đầu năm có hơn 400 người mắc bệnh. Đây là một bệnh nhẹ nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, đặc biệt nguy hiểm nhất là viêm sưng tinh hoàn, thường là một bên, xảy ra từ 20- 30% ở nam giới trưởng thành.
Triệu chứng của bệnh:
Khi bị nhiễm vi rút quai bị, phần lớn biểu hiện bệnh quai bị là các bệnh nhân cảm thấy khó chịu từ 1 - 2 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện. Bệnh nhân bị sốt cao (39 – 400C) trong 3 - 4 ngày, chảy nước bọt, sưng vùng mang tai, dấu hiệu dễ nhận biết nhất là má sưng to, có thể sưng một bên mặt rồi lan sang bên kia hoặc sưng hai bên cùng một lúc. Tuy nhiên, có khoảng 25% người bị nhiễm vi rút quai bị mà không có triệu chứng bệnh lý, đây là những đối tượng có khả năng truyền bệnh mà người xung quanh không biết.
Bệnh quai bị ở người lớn thường nặng và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể có các biến chứng như: Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, nhồi máu phổi, viêm buồng trứng, viêm tụy, tổn thương thần kinh. Đặc biệt bệnh quai bị ở phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng, trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.
Đường lây truyền:
Bệnh quai bị có lây không? Quai bị do vi rút gây nên, rất dễ lây qua đường hô hấp và đường ăn uống, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi. Bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ, cả trẻ lớn và lứa tuổi vị thành niên chưa có miễn dịch quai bị, người lớn cũng có thể mắc nhưng tỷ lệ là thấp hơn. Thời gian lây là từ 6 ngày trước khi toàn phát và đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh lý.
Điều trị và chăm sóc người bệnh
Đối với những người bệnh khi mắc bệnh quai bị cần đến các cơ sở Y tế để được khám và điều trị đúng cách. Cần nghỉ ngơi hợp lý, chăm sóc răng miệng, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu và nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Trong trường hợp viêm tinh hoàn thì nên mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau nhức. Chú ý vệ sinh cá nhân và tẩy uế các chất dịch tiết của người bệnh. Một điều khác nữa là không bôi hoặc đắp những thứ thuốc dân gian như vôi, trầu nhai... ở tuyến mang tai để tránh tình trạng nhiễm độc. Để phòng chống lây nhiễm bệnh trong cộng đồng và ngăn chặn bùng phát thành dịch, cần cho bệnh nhân ở nhà, hạn chế tiếp xúc với người thân, nếu có tiếp xúc nên đeo khẩu trang.
Bệnh quai bị chỉ có thể phòng ngừa bằng việc tiêm vắc xin Quai bị. Có thể tiêm cho trẻ em trên 1 tuổi, đặc biệt là thanh thiếu niên trước tuổi dậy thì. Tiêm vắc xin này an toàn không gây sốt khả năng bảo vệ cao.
Hiện tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh triển khai dịch vụ tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị và vắc xin phối hợp phòng bệnh Sởi – Quai bị - Rubella.
Vài món ăn có tác dụng trong điều trị bệnh quai bị
Ninh nhừ 30g đậu xanh cả vỏ, sau đó thả 3 cây cải trắng vào đun chín và bỏ ra ăn. Chia làm 2 bữa sáng và trưa, ăn liên tục trong 3-5 ngày
Nình nhừ 200g + 50g đậu tương. Sau đó trộn với 30g đường khuấy đều. Chia làm 3 bữa ăn trong ngày
Mướp đắng chế biến ăn hằng ngày. Đây là 1 món ăn rất tốt, rất có ích trong việc điều trị chứng bệnh quai bị.
Để tăng hiệu quả điều trị thì bạn lên kết hợp với các loại thuốc uống và đắp ngoài theo chỉ đạo của bác sĩ
Với những kiến thức trên, 1 phần nào đó cũng giúp cho bạn biết được các dấu hiệu nhận biết bệnh quai bị và cách điều trị chúng. Từ đó có thể phát hiện được bệnh 1 cách sớm nhất có thể để dễ dàng hơn trong việc điều trị bệnh quai bị. Chúc bạn luôn có 1 sức khỏe tốt.
Xem thêm: > Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có nguy hiểm không?
0 nhận xét: