Điều trị và chăm sóc trẻ bị thủy đậu

giamcan24h

Điều trị và chăm sóc trẻ bị thủy đậu

Thủy đậu còn gọi thủy hoa, dân gian hay gọi là bệnh trái rạ. Benh thuy dau o tre em thường mắc phải nhất, thỉnh thoảng cũng gặp ở người lớn. Điều trị và chăm sóc trẻ bị thủy đậu đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa sẹo hay các biến chứng.


- Nhẹ: Sốt nhẹ hoặc không sốt, chảy nước mũi, ho ít, ăn uống bình thường, các nốt đậu mọc rải rác màu hồng nhạt, ngứa nhiều.

- Nặng: Sốt cao, buồn phiền, khát, thủy đậu mọc dày, sắc tím tối, mặt đỏ, miệng môi khô hồng, niêm mạc miệng có những nốt phỏng.

Thủy đậu có biến chứng gì?

Khi các mụn nước vỡ ra và bị nhiễm khuẩn có thể gây sẹo xấu, đặc biệt, khi gãi nhiều ở vùng tổn thương, đây là biến chứng hay gặp nhất ở trẻ nhỏ.

Biến chứng khác thường gặp là tổn thương thần kinh trung ương bao gồm: viêm não (nhức đầu, co giật, rối loạn ý thức), tổn thương thần kinh (liệt thần kinh) và hội chứng Reye (kết hợp tổn thương gan và não, có khả năng gây tử vong), viêm phổi.


Bài thuốc trị bệnh của Danh y Tuệ Tĩnh

Thời kỳ ngừa bệnh

- Đậu xanh 150g, đậu đỏ 140g, đậu đen 150g, cam thảo 15g. Nước vừa đủ, nấu chín đậu cho trẻ ăn tuỳ thích. Ăn 7 ngày thì thôi.

- Cá diếc 1 con, đánh vảy bỏ ruột, không cho dính nước lã, lấy rau mùi giã nhỏ cho một ít muối rồi dồn vào bụng cá. Dùng giấy ướt gói cá nhiều lớp vùi vào lửa than cho chín. Chờ cá nguội cho trẻ ăn.

- Dây mướp phơi trong bóng râm cho khô, nấu nước tắm cho trẻ.

Thời kỳ chớm mắc bệnh

Khi trẻ chớm phát sốt dùng tam đậu thang để kịp thời thanh hoả giải biểu ngay cho nhẹ: đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, lượng bằng nhau, nấu chín cho trẻ ăn đậu và uống nước.

Hoặc dùng một trong các bài sau:

- Cát căn 20g, tía tô 20g, cam thảo 10g. Sắc uống ấm trong ngày.

- Cá diếc nhồi rau mùi, bọc giấy nướng ăn phòng thủy đậu.

- Cách chữa bệnh thủy đậu ở thời kỳ chớm bệnh có thể dùng hoa mai phơi khô, tán nhỏ, giã  nhuyễn hoà mật ong làm viên bằng hạt ngô đồng cho trẻ uống. Trẻ 1 tuổi uống 1 viên và cứ thêm mỗi tuổi uống thêm 3 viên. Ngày uống 2-3  lần với nước ấm.

- Chi tử 15g, rễ tranh 15g, tía tô 15g, cam thảo 6g, gừng sống 3 lát. Sắc uống.

Thời kỳ khi đã lên đậu

- Lúc đậu mọc: Cây nọc rắn, cỏ nhọ nồi, lá thanh táo, lá dâu tằm, lá rau má, măng lau, lá mũi mác, lá chân vịt. Các vị lượng bằng nhau, giã nát, hoà với nước, lọc bỏ bã, lau  khắp mình mẩy, ngày làm 2 lần. Chỉ dùng trong trường hợp mình nóng dữ dội, nốt đậu bầm tím.

- Trị đậu mọc không tốt, hắc hãm khát nước: Hạt củ cải nghiền nhỏ hoà với nước nóng mà uống. Hoặc vỏ quả vải sắc cho uống.



- Đậu mọc quá 3 ngày mà chưa hết sốt: Củ sắn dây 20g, đậu xanh 20g, lá chàm 20g, rễ tranh 20g, cam thảo 10g, gừng sống 3 lát, nước vừa đủ sắc uống. Tác dụng giải nhiệt để thúc cho đậu ra thì bệnh khỏi.

- Thuốc tắm sau khi đậu thu áp: Bạc hà, lá từ bi, lá thanh táo, lá bồ hòn, kinh giới, củ nghệ, lá mần tưới đều băng nhau, nấu nước mà tắm.

Điều trị bệnh thủy đậu

- Thủy đậu là một bệnh nhẹ, song rất cần được chăm sóc chu đáo để không xảy ra biến chứng.

- Trẻ ốm phải cho cách ly tại nhà trong suốt thời gian từ khi bệnh bắt đầu cho đến khi bong hết vảy. Trước khi cho trẻ trở lại lớp học phải tắm gội cho trẻ sạch vảy.

- Giữ cho da trẻ luôn sạch sẽ. Quần áo phải được giặt bằng xà phòng và nước sạch rồi là trước khi mặc.

- Khi thấy trẻ đột nhiên sốt cao hoặc nốt phỏng mọc dày chi chít hoặc chảy nước mắt tự nhiên, sợ ánh sáng cần cho trẻ đi khám bệnh ngay.

- Khi nốt phỏng vỡ, chỉ nên bôi thuốc xanh metilen, không bôi mỡ tetraxiclin, mỡ penixilin hay thuốc đỏ.

- Không được tự ý dùng thuốc kháng sinh.

Author

Tác giả Zim Violet

Tiền đang ở ngay trước mắt mình đó thôi! Tận dụng đi!!

0 nhận xét: