Những dấu hiệu của bệnh đau dạ dày

giamcan24h

Những dấu hiệu của bệnh đau dạ dày

Dưới đây là những dấu hiệu và biểu hiện đau dạ dày giúp bạn phân biệt bệnh đau dạ dày và bệnh đau hang vị để có biện pháp chữa trị kịp thời và đúng đắn.

Bệnh đau hang vị đôi khi có cùng triệu chứng đau dạ dày nên đôi khi người bệnh có thể bị nhầm lẫn. Bên cạnh cơn đau, thường có các triệu chứng đi kèm như đầy bụng, ợ chua, rối loạn tiêu hóa… Khi bạn ăn uống không điều độ, lo âu, tress, hay dùng các thuốc kháng viêm, giảm đau (nhất là các thuốc trị đau khớp),... làm dạ dày tiết nhiều axít hơn. Khi đó chất nhầy ở vách dạ dày không còn đủ sức để bảo vệ dạ dày, chất ít dư thừa này sẽ "ăn mòn" dần vách dạ dày. Kết quả là bạn bị khó tiêu, đầy bụng, đau thượng vị,... thậm chí bị ổ loét ở dạ dày tá tràng.

Các triệu chứng, biểu hiện đau dạ dày bao gồm:

- Đau thượng vị

bieu-hien-dau-da-day

Biểu hiện đau dạ dày như thế nào?

Bệnh nhân đau dạ dạ dày cần chú ý cơn đau thượng vị thường có tính chất chu kỳ và có liên quan đến bữa ăn. Chế độ ăn uống của người bệnh có ảnh hưởng rõ rết đến cơn đau thượng vị, nó có thể làm tăng cơn đau hoặc khi ăn vào bệnh nhân lại cảm giác cơn đau đỡ đi, ví dụ như bệnh nhân bị loét hành tá tràng: cơn đau thường xảy ra lúc đói, ăn một chút thức ăn (bánh quy, hay một ít cơm) bệnh nhân cảm giác hết đau. Ngược lại với bệnh nhân bị loét dạ dày, lúc đói bệnh nhân không cảm giác đau thượng vị, nhưng khi ăn vào cơn đau thượng vị lại tăng lên. 

Người bị đau dạ dày thường bị đau từng cơn tại vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới mỏm xương ức). Cảm giác đau thượng vị thường có cảm giác đau âm ỉ, nóng rát, ở nhiều trường hợp có thể đau lan sang vùng lưng. Nhiều bệnh nhân đau vùng thượng vị thường xảy ra khi bạn quá no hoặc quá đói. Cơn đau nặng hơn nếu bệnh nhân ăn uống không điều độ (triệu chứng xuất hiện ngay sau khi bỏ một bữa) và căng thẳng do áp lực hoặc thức khuya; ăn các thức ăn cay, dùng chất kích thích (rượu, trà đặc, thuốc lá) hoặc dùng thuốc kháng sinh. 

Đau thượng vị có tính chất chu kỳ thường gặp ở bệnh loét dạ dày tá tràng, tuy nhiên đối với các bệnh lý như viêm dạ dày hay ung thư dạ dày, bệnh nhân thường đau bụng không có tính chất chu kỳ nữa mà đau liên miên suốt cả ngày.

- Nôn và buồn nôn

bieu-hien-dau-da-day

Nôn là một trong những biểu hiện đau dạ dày


Nôn nhiều sẽ dẫn đến hậu quả:

-Rách thực quản

-Rách niêm mạc thực quản vùng tâm vị dẫn đến chảy máu (Hội chứng Mallory Weiss)

-Tình trạng mất nước và điện giải do trong dịch dạ dày có chứa các điện giải Na, K và Ca, ngoài điện giải còn có các ion H+, Cl+ do đó còn dẫn đến tính tràng kiềm hoá máu.

Nôn là một trong những biểu hiện đau dạ dày, là hiện tượng người bệnh tống các chất chứa trong dạ dày ra ngoài đường mồm. Buồn nôn là cảm giác muốn nôn nhưng không nôn ra được. Buồn nôn và nôn có thể đi đôi với nhau, nhưng cũng có khi chỉ có một trong hai biểu hiện xảy ra đơn độc.

- Kém ăn, chán ăn

Kém ăn là một biểu hiện đau dạ dày mang tính chất chủ quan của người bệnh, không đặc hiệu cho một bệnh lý ở một cơ quan nào. Khi bệnh nhân có dấu hiệu kém ăn có thể biểu hiện bởi ăn kém ngon hay giảm khối lượng thức ăn. Nguyên nhân của kém ăn trước tiên phải nghĩ đến là bệnh lý dạ dày ngoài ra các bệnh lý ngoài bộ máy tiêu hoá như bệnh nhân, bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là rối loạn tâm thần. 

Người ta chia ra 2 loại kém ăn:

+Kém ăn tăng lực: người bệnh sau khi ăn có cảm giác đau thượng vị, rát bỏng vùng thượng vị lan lên xương ức, nôn.

+Kém ăn giảm lực- người bệnh có cảm giác tiêu hoá chậm, sau khi ăn, bụng chướng căn, cảm giác nặng nề ấm ách sau khi ăn.

- Ợ chua, ợ nóng

Ợ chua là một biểu hiện đau dạ dày thường gặp, nó gây nhiều khó chịu và phiền phức cho người bệnh. Hiện tượng ợ chua ở người đau dạ dày là do dịch vị dạ dày tiết ra quá nhiều, sự co bóp mạnh của cơ dạ dày…

Thông thường, người bệnh thường ợ chua hoặc ợ nóng sau khi ăn những đồ ăn cay – nóng, không hợp khẩu vị,…Ợ chua, ợ nóng không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng gây ra nhiều bất tiện, có thể bất lịch sự trong một số trường hợp giao tiếp.

- Chảy máu tiêu hoá:

Bình thường trong ống tiêu hoá không có máu, khi máu thoát ra khỏi thành mạch, chảy vào trong lòng ống tiêu hoá, lúc đó gọi là chảy máu tiêu hoá. Đây là một dấu hiệu của bệnh dạ dày rất quan trọng do nhiều nguyên nhân gây ra, nó có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh trong một thời gian rất ngắn một vài giờ thậm chí vài phút do đó người bệnh phải được đưa ngay đến cơ sở y tế để có biện pháp điều trị kịp thời.

bieu-hien-dau-da-day

Ăn cay có thể khiến tình trạng đau dạ dày thêm nặng

Những dấu hiệu của chảy máu tiêu hoá:

- Nôn ra máu đỏ tươi, máu đen

- Các dấu hiệu cho thấy người bệnh đang trong tình trạng mất máu cấp: choáng váng, hoa mắt chóng mặt, mạch nhanh huyết áp tụt.

- Đi cầu ra máu đỏ tươi hay máu đen

Khi bệnh nhân bị chảy máu tiêu hoá thì có thể nghĩ đến là một trong những bệnh lý ở dạ dày sau: viêm dạ dày cấp do thuốc, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hội chứng Malory Weiss, vỡ tĩnh mạch thưc quản do bị bệnh gan.

Cần làm gì để bệnh không diễn biến xấu hơn?

Bạn nên hạn chế lo âu vì càng suy nghĩ, lo lắng sẽ khiến cho axít tiết nhiều hơn. Hãy thư giãn, có lối sống lành mạnh và có giấc ngủ tốt, điều này không chỉ giúp cho dạ dày mà còn giúp cho bạn có dược sức khoẻ cường tráng.

Bạn hãy quan tâm đến bữa ăn, đau bao tử nên ăn gì hãy suy nghĩ kỹ nhé, đừng để bụng quá đói hay quá no. Bữa ăn sáng rất quan trọng, nó sẽ giúp trung hòa a xít trong dạ dày vì axít đã được tiết ra nhiều khi bạn ngủ. Hơn nữa, ăn sáng còn giúp bạn có đủ năng lượng và dinh dưỡng cho một ngày mới. Các loại gia vị chua, cay, ra, rượu, thuốc lá...cũng ảnh hưởng không nhỏ đến dạ dày của bạn, chúng cũng là thủ phạm gây nên các cơn đau dạ dày.

Bệnh nhân cần chú ý khi thấy các triệu chứng, biểu hiện trên, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để được khám, chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị kịp thời. Kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý sẽ giúp điều trị có kết quả tốt hơn.

Author

Tác giả Zim Violet

Tiền đang ở ngay trước mắt mình đó thôi! Tận dụng đi!!

0 nhận xét: