Triệu chứng và điều trị khi hở van tim 2 lá

giamcan24h

Triệu chứng và điều trị khi hở van tim 2 lá

Bệnh hở van tim 2 lá là tình trạng van tim đóng không chặt làm dòng máu trào ngược lại buồng tim do vậy tim phải co bóp nhiều hơn. Hở van hai lá còn được gọi là suy van hai lá hoặc bất thường van hai lá. Vậy bệnh hở van tim 2 lá có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của bệnh phụ thuộc vào mức độ hở van hai lá. Khi van hai lá không hoạt động, máu không thể di chuyển qua tim hoặc với phần còn lại của cơ thể một cách hiệu quả. Hở van hai lá có thể gây mệt mỏi và khó thở. Nguyên nhân gây hở van tim 2 lá có thể do thấp tim, nhưng cũng có thể là do các nguyên nhân khác như bị sa van hai lá bẩm sinh. 
benh-ho-van-tim-2-la-co-nguy-hiem-khong
Bệnh hở van tim 2 lá có nguy hiểm không?

Bệnh hở van tim 2 lá gây khó khăn cho quá trình lưu thông máu, khi bệnh nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Do đó việc phòng ngừa và nhận biết bệnh sớm là điều hết sức quan trọng.

Triệu chứng bệnh hở van tim 2 lá

Hệ thống van tim có vai trò quan trọng trong việc điều hòa lưu thông máu. Khi van hai lá bị hở sẽ ảnh hưởng tới quá trình tuần hoàn máu và gây ra các triệu chứng sau:

- Cơ thể mệt mỏi có thể ngất xỉu khi lao động nặng nhọc: người bị bệnh van tim sẽ không đảm nhận tốt chức năng tuần hoàn đưa máu đi nuôi cơ thể dẫn đến cảm giác mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt.

- Triệu chứng điển hình của bệnh hở van tim 2 lá là sự khó thở: việc hở van hai lá khiến quá trình luân chuyển máu và oxy bị ảnh hưởng khiến người bệnh có cảm giác khó thở đặc biệt là khi nằm.

- Nhịp tim nhanh: trong giai đoạn đầu, người bệnh sẽ có cảm giác tim đập nhanh không kiểm soát được. Khi thấy triệu chứng này bạn cần theo dõi cẩn thận để phân biệt với chứng rối loạn nhịp tim.

- Ngoài ra các triệu chứng: hay lo lắng, mất ngủ, bồn chồn, đổ mồ hôi, đau ngoài ngực, ho nhiều cũng là giấu hiệu của bệnh.
benh-ho-van-tim-2-la-co-nguy-hiem-khong
Bệnh hở van tim 2 lá có nguy hiểm không?

Điều trị bệnh hở van tim 2 lá

Nếu bạn bị hở van hai lá mức độ nhẹ đến vừa thì thường không gây nguy hiểm gì. Bạn chỉ cần làm siêu âm theo dõi 6 tháng/lần và uống thuốc kháng sinh phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn khi bị đứt tay, nhổ răng hay bất kỳ một thủ thuật gây chảy máu nào. Còn nếu bạn bị hở van hai lá mức độ nặng thì việc điều trị nội khoa (uống thuốc) hay ngoại khoa (phẫu thuật) sẽ tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của bệnh hở van hai lá đối với trái tim của bạn. Bạn nên đến khám ở các trung tâm tim mạch, từ đó các bác sĩ sẽ lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp.

Hiện nay, phương pháp mổ nội soi đã được áp dụng nhằm giúp người mắc căn bệnh thường gặp này sau phẫu thuật có thể bình phục nhanh hơn so với mổ hở. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng có đủ sức khỏe để trải qua phẫu thuật, đặc biệt là người cao tuổi.

Author

Tác giả Zim Violet

Tiền đang ở ngay trước mắt mình đó thôi! Tận dụng đi!!

0 nhận xét: