Thông tin cần biết về bệnh đau mắt đỏ

giamcan24h

Thông tin cần biết về bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc cấp. Bệnh rất khó phòng tránh do lây lan qua đường hô hấp và các tiếp xúc thông thường nên dễ trở thành dịch. Khi có dấu hiệu bị bệnh như ngứa, cộm, chói, đau nhức, sợ ánh sáng, chảy nước mắt... thì cần đi khám để được điều trị kịp thời.

Bệnh đau mắt đỏ là gì?

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ là đối tượng dễ lây nhiễm bệnh hơn. Đau mắt đỏ là bệnh viêm kết mạc cấp, rất dễ lây lan trong cộng đồng tạo thành dịch, thường vào mùa mưa. Bệnh thường tự hết sau một tuần, không để lại di chứng.

Nguyên nhân bệnh đau mắt đỏ

Do nhiễm khuẩn từ gió, bụi,ánh sáng, dị ứng thuốc, côn trùng… hoặc tiếp xúc với người bị đau mắt.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể do vi khuẩn, vi rút, phổ biến là loại vi rút Andenol. Chỉ tính riêng loại vi rút Andenol cũng đã có nhiều tuýp khác nhau. Do đó, có thể năm nay người bệnh mắc phải một loại vi rút tuýp này nhưng năm sau có thể mắc phải vi rút tuýp khác.


Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ

- Ngứa, cộm, chói, đau nhức, đỏ mắt, sợ ánh sáng, chảy nước mắt và tiết nhiều dử(ghèn) mắt màu vàng hoặc vàng xanh đọng thành cục rất dính nên bệnh nhân có thể bị dính hai mi mắt vào buổi sáng.

- Có thể sốt nhẹ, sưng hạch góc hàm hoặc hạch sau tai, họng đỏ…

- Thường bắt đầu từ một mắt rồi lây sang mắt còn lại sau vài ngày.

- Mi mắt sưng nề, kết mạc phù nề, xuất huyết dưới kết mạc.

- Khó nhìn nhưng không giảm thị lực.

Khả năng lây lan của bệnh thường gặp này

Với những trường hợp đau mắt do vi rút, có thể lây qua nhiều đường nhưng đặc biệt nguy hiểm và nhanh nhất là lây qua hệ hô hấp. Bệnh nhân bị đau mắt đỏ có thể kèm theo hiện tượng viêm họng hạch hoặc đôi khi có hạch ở tay.

Người đau mắt đỏ có thể lây bệnh cho người khác ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng, việc lây bệnh diễn ra ở thời kỳ ủ bệnh. Ngay khi bệnh nhân đã khỏi vẫn có thể lây cho người khác trong vòng một tuần.

Các chuyên gia nhãn khoa khẳng định không có chuyện bị lây đau mắt đỏ vì nhìn bệnh nhân. Tuy nhiên, rất nhiều người có cảm tưởng như vậy bởi họ nghĩ mình không tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. 

Đeo kính không loại trừ hết nguy cơ lây bệnh mà chỉ giảm thiểu khả năng lây bệnh. Nếu đeo kính nhưng vẫn dùng chung khăn mặt, chậu rửa mặt thì khả năng lây bệnh là rất lớn.

Đau mắt đỏ lây truyền qua những hạt tiết tố nhỏ li ti khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi; qua đồ dùng cá nhân, khăn tay; qua nước bị nhiễm khuẩn (nước hồ bơi). Vì thế, bệnh dễ lây ở trẻ em học cùng trường hoặc người sống cùng một nhà.


- Nên đến khám ở các cơ sở y tế.

- Không tự ý mua thuốc để nhỏ mắt.

- Điều trị thuốc theo toa, dinh dưỡng, bổ sung vitamin nhóm B, C.

Cách phòng bệnh đau mắt đỏ

- Giữ vệ sinh sạch sẽ, đi đường đeo kính, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý (Natrichlorua 9‰)\

- Khi bị bệnh phải có ý thức phòng lây nhiễm cho người khác: dùng riêng khăn, đeo kính và khẩu trang, hạn chế đến nơi đông người, rửa tay trước khi dùng đồ vật chung.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà bông và đặc biệt phải rửa tay kỹ trước khi sờ vào vùng mắt mũi.

- Khi có người trong gia đình bị bệnh cần cách ly.

- Không dùng chung thuốc nhỏ mắt.

Author

Tác giả Zim Violet

Tiền đang ở ngay trước mắt mình đó thôi! Tận dụng đi!!

0 nhận xét: